NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH & NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG

20 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 11972)
NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH & NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG

Vũ H. Nguyễn

Ai trong chúng ta cũng đôi lần về thăm quê hương nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, và ai trong chúng ta cũng từng nhận thấy những khó khăn của biết bao người ở quê nhà, sống trong cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, bệnh tật không đủ tiền chạy chửa, nhà không đủ kín để che nắng mưa... 


Qua những hình ảnh thương tâm ấy, ai trong chúng ta cũng không khỏi chạnh lòng, mong có thể làm những gì để chia sẻ những nỗi đau cùng những người bất hạnh. Những hình ảnh đã đánh thức lòng từ bi của những nhà hảo tâm trong và ngoài nước, với hy vọng chia xẻ phần nào những khó khăn của nhiều người đang gặp phải. Họ đã tạo dựng nên những cơ sở từ thiện từ: Phòng Khám Bệnh Nhân Đạo, Phòng Cơm Cháo Từ Thiện, Nhà Thuốc Nam, Cơ Sở Nuôi Người Tàn Tật - Trẻ Mồ Côi, Trại Hòm Miễn Phí… Những việc mà những nhà hảo tâm làm nhằm đáp lại lời kêu gọi của Tổ Thầy, cùng sự nhận định rõ về ý nghĩa của việc làm phước thiện qua những câu sau:

 

Cả kêu bổn đạo ai là thiệt tu,
Xả thân làm phước Diêm-Phù vượt qua.

Dù xây chín bậc Phù Đồ,

Không bằng làm phúc cứu cho một người.


Nếu có dip trong những lần về thăm lại quê hương, xin một lần ghé qua những cơ sở từ thiện ở quê nhà, chúng ta sẽ nhận thấy được lòng nhân ái của những vị thầy thuốc, những người làm công việc từ thiện… và để nhìn thấy được những hình ảnh thương tâm của những người bất hạnh, những người đang sống trong cảnh khó khăn. 


Những gì trong bài viết này, mong mang đến những thông tin cùng hình ảnh của những người bất hạnh, hy vọng mỗi chúng ta có thể chia sẻ những nghiệt ngã của cuộc đời mà họ phải gánh chịu. Chúng ta hãy cùng tiếp tay với những cơ sở từ thiện, những nhà hảo tâm nhằm tạo nên những phương tiện để họ tiếp tục công việc phục vụ nhân sanh một cách lâu dài. 


  1. 1. Người Tàn Tật




 Có những người từ lúc sinh ra đã không có được cuộc sống bình thường. Họ đã phãi gánh chịu những nỗi bất hạnh từ lúc trẻ thơ và trong cả cuộc đời còn lại. Họ sống âm thầm lặng lẽ trong nỗi buồn vô tận. Họ phải sống nương tựa nhờ vào người thân người quen; những người đã, đang và sẽ tiếp tục hy sinh tất cả để lo lắng cho họ. Qua khuôn mặt cha mẹ của những người bất hạnh, chúng ta có thể nhìn thấy những nỗi nhọc nhằn, bâng khuâng cùng những ưu tư, những phiền muộn mà họ không biết chia xẻ cùng ai và ai có thể chia xẻ những nỗi đau cùng họ. Và có những lúc họ tự hỏi; cuộc đời của những con cháu bất hạnh của họ sẽ đi về đâu khi họ không còn bên cạnh để chăm sóc, để lo lắng. Những ưu tư những muộn phiền hiện trên guơng mặt đã nói lên những nỗi nhọc nhằn mà họ đã phải trãi qua và phải chấp nhận với nghiệt ngã của cuộc đời. 






 Xin hãy xem qua hình ảnh 3 người con, Út, Thủy, Bình, của gia đình ông Lê Văn Thanhkhu Dân Cư Tiệm Rượu, TX Châu Đốc, Tỉnh An Giang 2 em Trần Văn Phương Trần Văn ĐạtẤp Bình Hòa, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang. Hơn 20 năm các em phải sống nhờ vào sự chăm sóc của cha mẹ, vì từ lúc sinh ra thân thể các em không được nguyên vẹn. Út, Bình & Thủy cả ba đều không thể ngồi hay đi lại vì tay chân các em bị co lại. Các em cũng không nói được chỉ có thể nghe và cười khi được gọi đến tên. Còn Đạt & Phương, từ lúc sinh ra cả hai đều không có cột sống và thường bị co giật do bệnh kinh phong tạo nên. Hai tay của các em luôn phải cột vào võng nơi các em nằm để tránh những lúc co giật mà hai em tự tạo những đớn đau khác cho bản thân. Và tôi được nghe kể lại, trong một lần bị co giật em Phương đã tự cắn và làm mất đi nữa phần môi dưới của em.


 Những nghiệt ngã của cuộc đời và những điều không may không chỉ dừng lại đó mà cứ tiếp tục xãy ra với các em. Như trường hợp Phương & Đạt, sau 1 năm trở lại chúng tôi được biết người cha hàng ngày chăm sóc cho các em vừa qua đời trong một tai nạn, để lại những gánh nặng của gia đình cho riêng mẹ của 2 em. Được biết mẹ của 2 em vừa phải làm thuê lại vừa chăm sóc cho 2 em. Với những khó khăn, những nỗi đau, những nhọc nhằn mà bản thân của các em cùng gia đình đang phải gánh chịu, rất mong là chúng ta có thể làm điều gì để chia sẽ cùng các em và gia đình các em.

 

  1. 2. Người Neo Đơn


 Và ai trong chúng ta cũng phải chạnh lòng khi nhìn hoặc nghe thấy những mảnh đời bất hạnh của những người lớn tuổi ở quê nhà phải sống âm thầm cô đơn trong những căn nhà mà không thể gọi là nhà. Họ phải tự lo cho những sinh hoạt hàng ngày của họ, và những lúc mưa gió, ốm đau cũng chỉ có riêng họ. Như trường hợp ông Dương Văn Lầu, 78 tuổiHuyện Tịnh Biên, Tỉnh An Giang, một thân một mình trong ngôi nhà được che bởi những lá Dừa và lá Thốt Nốt, ông tâm sự: hàng ngày ông phải tự đi tìm những cành cây khô để dùng cho việc nấu nướng, và vào những ngày mưa gió thì ông phải thức trắng đêm vì toàn thân ướt đẩm do mái nhà không che được những cơn mưa. Và có những người lớn tuổi phải tự kiếm sống bằng cách thu lượm những gì có thể bán được hoặc van xin tình người để có được những bữa cơm trong ngày. Cũng có những người không được sự chăm sóc của con cháu và họ lang thang trên những con đường rồi không biết mình đi về đâu và để làm gì.






  1. 3. Phòng Khám Nhân Đạo


 Có nhiều người rơi vào tình trạng ốm đau mà hoàn cảnh gia đình eo hẹp, không đủ tiền đi lại, cùng việc lo chạy chữa. Họ phải nhờ vào những cơ sở Từ Thiện để giúp họ cho việc điều trị, thuốc thang, hay cơm cháo. Những sự khó khăn đó đã đánh thức được tính nhân đạo của nhiều nhà hảo tâm, họ cùng những vị thầy thuốc, những người làm công việc từ thiện đã tạo dựng nên những Phòng Khám Nhân Đạo để xoa dịu những nỗi đau của những người bệnh.




 Tuy còn thiếu thốn nhiều những dụng cụ chuyên môn dùng cho việc chữa trị, nhưng các vị thầy thuốc, các nhà hảo tâm vẫn không bị trùng bước. Họ vẫn tiếp tục giúp đỡ mọi người với tất cả những gì hiện có cùng tấm lòng nhân ái của họ. Với hy vọng một ngày nào đó có được sự giúp đỡ từ những nhà hảo tâm về những dụng cụ chuyên môn để thuận tiện cho việc giúp đỡ bệnh nhân.




  1. 4. Xe Chuyển Bệnh Từ Thiện

 

 Ngoài việc giúp chạy chữa cho những người bệnh, những Phòng Khám Nhân Đạo có Xe Chuyển Bệnh Miễn Phí để giúp người bệnh về phương tiện di chuyển đến những nơi cần thiết hay đưa những người quá cố về quê hương của họ. Công việc của xe vận chuyển không chỉ giúp giới hạn ở những Phòng Khám Nhân Đạo, họ còn giúp những người cần giúp đỡ ở những Bệnh Viện Đa Khoa trong khu vực. Họ làm với tất cả tấm lòng, bất chấp thời gian hay những khó khăn. 


  1. 5. Nhà Cơm Cháo Nhân Đạo

 

 Tấm lòng của những nhà hảo tâm không chỉ dừng lại ở việc giúp chạy chữa, vận chuyển mà họ vẫn luôn nghĩ đến những gì họ có thể làm để giúp những người cần thiết. Và họ đã tạo dựng nhiều Nhà Cơm Cháo Miễn Phí để giúp những người khó khăn trong việc cơm nước. Họ phải làm công việc vận động mỗi ngày để có thể lo những buổi cơm cho những người cần thiết. Họ làm việc với tất cả nhiệt huyết, dù tuổi tác của một số người đã ngoài 80. Nếu có dịp, xin quý vị một lần ghé qua các cơ sở từ thiện để tận mắt nhìn thấy những việc làm và sự nhiệt tình của họ đối với công việc giúp đời giúp người.

 



  1. 6. Nhà Thuốc Nam Từ Thiện


 Thật không gì quý bằng những thang thuốc từ những Nhà Thuốc Nam khi đau ốm. Với tình trạng khó khăn hiện nay, nhiều gia đình không đủ khả năng để lo cho việc chạy chửa bằng thuốc Tây. Họ chỉ có thể trông cậy vào những cơ sở thuốc Nam ở những làng xã nhỏ. Tuy là những căn nhà nhỏ hẹp cùng những loại dược thảo đơn sơ nhưng những Nhà Thuốc Nam đã giúp xoa dịu phần nào nỗi đau của những người bệnh. 


 Ở những nhà Thuốc Nam, ngoài những vị thầy thuốc còn có nhiều người hay nhóm người chuyên lo cho việc sưu tầm thuốc. Họ đi đến những vùng núi non hẻo lánh để tìm những loại dược thảo cung cấp cho những nhà Thuốc Nam. 


 Hình ảnh của 1 người đang ngoằn lưng đẩy chiếc xe đạp lên một con dốc với những bao dược thảo bên sau đã cho tôi cơ hội chứng kiến tận mắt sự nhiệt tình của những người đi tìm dược thảo. Tuy mệt nhọc nhưng ông vẫn nở nụ cười nhân hậu khi tiếp chuyện với chúng tôi. Ông cho biết, đã mấy mươi năm ông làm công việc tìm kiếm thuốc và ông sẽ tiếp tục làm tuy tuổi ông đã ngoài 60. Ông tâm sự, mỗi lần đi tìm thuốc phải mất vài ngày, với số tiền mười mấy ngàn gom góp từ con cháu và những người quen ông chỉ đủ dùng cho chi phí tàu bè, còn cơm nước thì ông ghé vào những Chùa để dùng cho qua bữa. Hình ảnh và việc làm của ông đã nói lên được lòng nhân ái của những người làm công việc từ thiện. Họ là những người dùng “Cơm Gia Đình, Áo Con Cháu” và với tấm lòng “Vì Mọi Người Mà Làm” để chia sẻ với những nỗi đau cùng những người đang gặp khó khăn. 





 

  1. 7. Trại Hòm Miễn Phí


 Và cũng từ sự nhìn thấy được khó khăn của những người nghèo, những người bất hạnh và sự thấu hiểu “Nghĩa Tử là Nghĩa Tận” nên những nhà hảo tâm đã tạo nên những Trại Hòm Miễn Phí để giúp những người quá cố có được những vật dụng cần thiết khi qua đời. Họ vượt qua tất cả những trở ngại, những thiếu thốn để làm những việc từ cưa cây, cắt gỗ, đóng hòm… để tạo nên những chiếc quan tài hoàn chỉnh để giúp những người bất hạnh.




 Một trong những người hảo tâm mà tôi có dịp tiếp xúc ở một trại Đóng Hòm Miễn Phí, ở Xã Đa Phước, Huyện An Phú, Tỉnh An Giang, anh Nguyễn Văn Ơn. Với thân thể không được nguyên vẹn (gương mặt và đôi tay bị phỏng nặng do hỏa hoạn gây nên từ khi còn bé) nhưng với tấm lòng nhân ái, anh đã tạo nên những chiếc quan tài để giúp cho những người quá cố. Anh đã tiếp tục công việc đóng hòm từ người cha truyền lại, bên cạnh anh là người con trai độ chừng 10 tuổi phụ giúp anh trong việc quét dọn những chiếc hòm đang phơi ngoài sân. Với hơn 50 năm và 3 thế hệ của 1 gia đình tiếp nối nhau để làm công việc từ thiện đã nói lên lòng nhân ái của gia đình anh. Thật đáng ngưỡng mộ. 


  1. 8. Những Cơ Sở Nuôi Trẻ Mồ Côi, Người Khuyết Tật & Xây Nhà Tình Thương


 Ngoài những việc làm kể trên, những nơi từ thiện còn làm những việc xây cất và tu sửa những căn nhà cho những gia đình khó khăn ở trong Xã. Họ cũng cất những chiếc cầu bắc ngang những kinh rạch và sửa chửa những đoạn đường hư lỡ do mùa nước lũ gây ra, nhằm mang lại sự thuận tiện đi lại cho bà con ở trong vùng. Tuy những việc làm ấy không phải trách nhiệm hay chức trách của họ, nhưng họ vẫn làm, họ muốn làm để giúp đời giúp nhân sinh và không nệ công trong công việc. 


Ngoài những cơ sở từ thiện nêu trên, còn biết bao những nơi nuôi dưỡng những em nhỏ mồ côi, người tàn tật, người già neo đơn…






Qua những hình ảnh thương tâm ấy, nên chương trình Từ Thiện NHỮNG MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH được hình thành vào năm 2008, do những đồng đạo ở bang Georgia lập nên, với mục đích thu thập thông tin, hình ảnh của những người tàn tật, người lớn tuổi neo đơn, cùng những cơ sở Từ Thiện ở quê nhà để gởi đến những mạnh thường quân, những tổ chức từ thiện, những cơ sở truyền thông, báo chí… nhằm kêu gọi sự chia sẻ của mọi người. Riêng nhóm đồng đạo Georgia cũng đã vận động và phân phối nguồn tài chánh nhận được trong những năm qua, để trợ giúp những người trong cảnh khó khăn, cùng tiếp tay với những cơ sở từ thiện trong việc phục vụ nhân sinh, và để làm theo lời chỉ dạy của Thầy Tổ trong việc bố thí giúp đời.


Mong rằng mỗi chúng ta có thể tiếp tay để chia sẻ phần nào những bất hạnh của những người đang gặp khó khăn, và cùng tiếp tay với những cơ sở từ thiện trong việc phục vụ nhân sinh. Để có danh sách những cơ sở Từ Thiện, người Tàn Tật, Người neo đơn…, xin liên lạc:


Hoa Hao Buddhist Association of Georgia

768 N. Indian Creek Drive

Clarkston, GA 30021

 Vũ H. Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Ba 201712:03 CH(Xem: 18494)
Đức Thầy : “Mình tự độ cầu thêm Phật độ, Như nước xuôi gặp gió thuận chiều. Đường về chóng biết bao nhiêu, Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.
22 Tháng Chín 20166:48 SA(Xem: 19796)
Trời chưa thiệt sáng, Hương tranh thủ ra sân hái bông cúng rằm trước khi đi chùa lễ Phật. Sân bông nay trổ rộ mà nhứt là trên những buội bông Trang có ba màu Đỏ, Trắng, Vàng trồng liền nhau vun lên trông đẹp mắt.
14 Tháng Chín 20168:27 SA(Xem: 18561)
Một vấn đề mà từ nhiều triệu thế kỷ đến nay đã gắn liền và gần như đồng hóa hẳn với nhơn loại nói riêng và tất cả sinh vật nói chung, ấy là lẽ sống .
06 Tháng Bảy 20155:23 SA(Xem: 35168)
Từ những ngày đầu ở miền Nam, 1954, khi còn trong tuổi thiếu niên, người viết bài này đã nghe nói đến nhân vật Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo (Viên Linh)
29 Tháng Giêng 20152:55 CH(Xem: 22073)
Mọi sự thay đổi hoàn cảnh sinh hoạt đều làm thay đổi tâm hồn con người. Điều ấy có đúng không?
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 9721)
Mẹ là sự hiện diện của cả một quá khứ Việt Nam đau thương, của cả những kỷ niệm bình yên, đẹp đẽ của quê hương tôi.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 31846)
Chỉ mới ba tuổi đầu, con bé đã biết mỗi buổi sáng lúc bình minh ló dạng ra lan can nhìn giòng sông gợn sóng lấp lánh dưới ánh mặt trời. Hình ảnh dòng sông Cửu Long vào lúc ban mai chói rạng dưới bầu trời xanh của quê hương mến yêu hình như chưa bao giờ bị lãng quên sau mấy mươi năm qua.
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 15753)
Nguyễn Huỳnh Mai- Quê hương Việt Nam! Quê hương Việt Nam lúc nào cũng âm vang trong lòng tôi. Đó là lời mời gọi thiết tha nhất mà tôi luôn luôn mong muốn có ngày trở lại để sống, để thở, để uống những ngụm nước ngọt ngào múc lên từ giòng sông Cửu Long.
05 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 10277)
Nguyễn Huỳnh Mai: Có những lúc nằm thiu thiu ngủ với cảm giác trôi bềnh bồng trên mặt sông, tâm hồn tôi thật nhẹ nhàng êm ái. Đó là khi tôi hồi tưởng thời còn bé bỏng theo mẹ đi Long Xuyên thăm bà Mười. Bà Mười là em út của ông Ngoại tôi. Bà có đôi mắt to, nghiêm khắc khiến tôi sợ sệt, e dè mỗi khi khoanh tay thưa bà.
17 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 9369)
Huệ Thọ- Cách đây 92 năm trước, hoa từ bi đã trổ tại làng Hòa Hảo để 20 năm sau kết trái cho một bậc vĩ nhân lâm phàm mặc khải:“ Ta thừa vưng sắc lệnh Thế Tôn Khắp hạ giới truyền khai đạo pháp”
100,000