Tìm hiểu về "Tu thân-Hành đạo"

11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 14727)
Tìm hiểu về "Tu thân-Hành đạo"
sen11-content

 Trong bài viết: “Tìm Hiểu Về Chữ Tâm”, đã trình bài về Chơn tánh, Giác tánh, Bồ đề tánh, Phật tánh, Bản lai diện mục, Bản lai thanh tịnh,, là yếu tố chính trong việc tu học. Tuy nhiên, để sớm tìm về với chính mình, ngoài chữ tâm, cần phải có những yếu tố song hành để giúp chúng ta được vững dàng trên con đường tu thân, như trong “Tu Thân Xử Kỷ”, Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy:“…Các người nên hiểu biết phận-sự con người phải làm gì trong kiếp sống và tìm kiếm chân tánh của mình..., bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịch, ích-kỷ tư tâm, sự gây gổ, mê đắm…, nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở-mang…” Và Ngài cũng chỉ rõ qua những câu sau:

Ai muốn tầm Đạo cả cao sâu,
Thì hãy dẹp tánh tình ích-kỷ.
Những thói hư tật xấu phải răn chừa,
Sau sẽ thấy người xưa tường tận mặt.
Nương theo đuốc huệ tầm chơn-lý,
Lóng tiếng từ-bi diệt dục lòng.

Con Phật thì chẳng có khôn lanh,
Tỉnh trí tu thân khỏi lạc lầm.
Nên chọn một nơi thanh-tịnh ấy,
Rứt trần bất nhiễm mới là yên.
Sau khi đã dứt bỏ những thói quen, những tật đố và nhận rõ được thể tánh, chúng ta nên tập suy gẫm nhằm mở mang trí huệ, song hành cùng tâm để nhận rõ, phán xét đúng sai, để sớm đi đến thành công đắc quả, như Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên bảo: “…Người có tâm nếu không tập suy-gẫm cho mở trí thì hay dễ bị lường gạt… Nên trí và tâm người học Đạo cần tìm cách làm cho nó được phát-triển cả hai để lấy tâm làm chủ trì mọi việc, lấy trí mà phán xét mọi việc trước khi ta sắp đưa cho tâm chủ trì. Được như thế chắc-chắn ta học Đạo mau thành công đắc quả…”

Khi trí đã sáng suốt và tâm đã làm chủ được bản thân, khi ấy chúng ta dễ dàng diệt trừ Tam-Bành, Lục Tặc, Thập Tam Ma, phá tan Ngũ Uẩn, không còn nhiễm trược, vô sự thảnh thơi. Và hành theo Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đề…, để giúp chúng ta vững bước trên con đường hành đạo, giữ tròn Đạo-Trung, đạt bậc Thần-Thánh, như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:

Lời ta dạy hãy nên suy-nghiệm,
Phải phá tan Ngũ-Uẩn trong mình.

Lũ Tam-Bành trong bụng còn đeo,
Đoàn Lục-Tặc ta mau sớm giết.

Chữ Xúc-Pháp treo gương Hiền Thánh,
Tránh Sáu Đường cũng đặng về Thần.

Thắng Thất-Tình giữ vẹn Đạo-Trung,
Trừ Lục-Dục chớ cho ô-nhiễm.

Thập-tam Ma diệt bằng trí-kiếm,
Rứt xong rồi vô sự thảnh-thơi.

Câu bát-chánh rán mài chạm dạ,
Tứ mục-điều người khá hành y.
Đạo mầu bát-chánh rán ghi,
Chuyên chi xét đoán xảo tinh mới là.
Trong khi hành đạo hay trong sinh hoạt hàng ngày, ít nhiều gì chúng ta cũng phạm những sai lầm do không “lấy trí mà phán xét mọi việc” và không áp dụng phần chánh kiến khi xét đoán, để vô tình phạm phải ý nghiệp và khẩu ngiệp. Và do “những thành-kiến, cố chấp, thói quen, tánh kiêu-ngạo, gièm-siểm, ích-kỷ tư tâm…” đã làm cho chúng ta không thấy những lỗi lầm, sai phạm của bản thân, cố chấp vào những lỗi lầm, sai phạm của những người xung quanh để phạm phải những thiển kiến, tà kiến… Nên Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên chúng ta hãy tự xét lấy bản thân và nhận thấy chính mình là điều trọng yếu.

Tiên xử kỷ hậu lai xử bỉ,
Bắt lỗi người phải xét lỗi mình.

Và như mẫu chuyện “Hai Cái Bị Của Người Đời”, Tỳ-Khưu Thích Chân Tuệ có viết: “Người đời thường mang hai cái đãy (cái bị). Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác. Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính bản thân. Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các lỗi lầm quá dễ thấy của người khác. Trái lại, với các lỗi lầm của chính bản thân, người đời thường che giấu, không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được… Khi nhận thấy chính bản thân cũng có quá nhiều khuyết điểm, nhược điểm, người đời chắc chắn không còn dám cất cao giọng, … cũng như không còn chỉ trích… Trên đời này, người nào không có tâm cố chấp, không có tâm phân biệt, không mang nặng hình thức thế gian thì người đó sống đời an lạc với hạnh phúc xuất thế gian.”

Khi đã nhận rõ bản thân, dứt trừ được những thiển kiến, tà kiến, tránh được Tam Nghiệp…, chúng ta nên tập chịu cay đắng, chịu nhục vinh, như Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên dạy, dù gặp phải những trở ngại, cùng những phê bình, những xiểm dèm…, bất cần thối thắng, cố gắng hành trì để lo tròn bổn-phận:

Ai có nói Ta là người quấy,
Ta cũng cam bụng chịu tiếng lời.

Đây khuyên đó đắng cay rán chịu,
Mặc người trên bận-bịu chẳng phê.

Phận tu-hành tai gác mặt lỳ,
Chịu cay đắng của người sang-sớt.

Theo học Đạo mặc ai mai-mỉa,
Ta cũng đừng gây-gổ với người.

Việc đạo-đức bất cần thối thắng,
Chữ tu hiền ngay thẳng lần hồi.
Tu hành đâu kể nhục vinh,
Ta làm bổn-phận ngạo khinh mặc đời.
Và nếu hành đúng theo điều mà Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy: “… Sự đầu tiên của người hành Đạo là cốt sửa những tư-tưởng, tìm cách đánh đổ tư-tưởng xấu-xa, đem thay vào những tư-tưởng ôn-hòa, đạo-đức”, khi ấy chúng ta đã đạt một bước xa trong việc hành đạo và có thể đạt được: “Nội quang-cảnh tâm vô kỳ vật - Ngoại quan hình bất chấp kỳ hình.” Khi có được tâm thanh, trí tịnh thì chúng ta cũng đạt được điều mà Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết:
Lòng ngộ rồi chẳng đợi nhiều kinh,
Thì cũng thấy bổn lai diện mục.
Chúng-sanh mê nên đem pháp thuyết,
Giải thoát rồi pháp bất khả dùng.
 Ngoài việc hành đạo để tìm về với chính mình, thì việc gìn giữ và phát huy đạo pháp cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm, nhằm mang giáo lý của Đức Phật đến với mọi người và để nền đạo pháp ngày càng phát triển rộng rãi, như Đức Huỳnh Giáo Chủ hằng khuyên: 
Nên cố gắng trau thân gìn Đạo,
Hiệp cùng nhau truyền-bá kinh lành.
Làm cho đời hiểu rõ thinh-danh,
Công đức Phật từ-bi vô lượng.

Muốn Phật-Giáo từ đây bền vững,
Đừng riêng lo lợi-dưỡng một mình.
Nếu xuất gia thì phải hy-sinh,
Cả vật-chất tinh thần lo đạo.

 Mong rằng mỗi chúng ta có gắng hành trì để có được tâm lành, trí sáng để tìm được chính mình và tiếp tay vun đắp tòa lâu đài đạo pháp ngày càng vững chắc. Cầu xin Hồng Ân Tam Bảo hộ trì cho chúng ta cùng bá tánh vạn dân được tiêu tai tịnh sự, sớm tìm về với con đường Phật pháp, tinh tấn hành trì để đi đến sự giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.

 Nguyễn Hoàng Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 202311:11 SA(Xem: 3362)
Trong bài thuyết-pháp “Trong Việc Tu Thân Xử Kỷ” của Đức Huỳnh Giáo-Chủ, chúng ta thấy rõ rằng: Nếu chỉ nặng về Trí thì trở nên xảo-trá ác-độc, mà cố thiên về Tâm thì thành ra si-mê tăm-tối.
12 Tháng Sáu 202211:22 CH(Xem: 4380)
Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Đạo dân tộc qui nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh do Đức Huỳnh Giáo Chủ, một vị Bồ Tát hóa thân truyền dạy từ năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, miền Tây Nam nước Việt.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 13884)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
28 Tháng Ba 201912:51 SA(Xem: 7699)
Mai Thanh Tuấn: Đi vào đường hướng tu tập và giáo lý nội tại Tôn giáo, Đức Huỳnh Giáo Chủ chủ trương cho người tín đồ tu học tại gia, vừa tự lực cánh sinh tạo ra cơ sở vật chất vừa quyết chí hành thiện để trau luyện tinh thần.
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 15637)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
24 Tháng Tám 20182:07 SA(Xem: 13557)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, mọi người đều háo hức đón chào ngày lễ “Vu Lan Bồn”, noi theo sự tích Mục Kiền Liên cứu Mẹ.
23 Tháng Sáu 20185:36 SA(Xem: 14168)
Ngày 18 tháng 5 âl là ngày tràn ngập niềm vui, là ngày hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cùng hòa nhịp con tim, hàng hàng lớp lớp lũ lượt về Thành Đô Đạo Đức. Đó là Thánh Địa Hòa Hảo (sảnh đường Kim Sơn Phật),
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 16594)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 20659)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 20083)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
100,000