Lăng Ông Bà Chiểu

06 Tháng Chín 20158:51 CH(Xem: 33055)
Lăng Ông Bà Chiểu
Cong Lang Ong truoc 1975

Cổng lăng trước 75. (Trần Công Nhung/Viễn Đông)

(Trích VienDongDaily.com - 07/02/2015)

Bài TRẦN CÔNG NHUNG

 

Lê Văn Duyệt sinh năm Quý Mùi (1763) tại vàm Trà Lọt, thuộc làng Hòa Khánh (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) vào Nam sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người, từng được coi là một trong "ngũ hổ tướng" ở Gia Định (theo tài liệu tại Phủ thờ Lê Văn Duyệt)

Đối với người miền Nam, nhắc đến Lê Văn Duyệt, hầu như không ai còn lạ gì, bởi lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông - Bà Chiểu,(1) tại số 126 đường Đinh Tiên Hoàng - Phường 1, Quận Bình Thạnh, Sài Gòn, ai ai cũng biết. Trước 75, giấy bạc 100$ có in hình lăng Tả Quân, đẹp và rõ ràng. Tuy nhiên phần đông chỉ biết qua hình ảnh mà không rõ lắm về sự tích lăng cũng như cuộc đời chìm nổi của Tả Quân.

Lê Văn Duyệt là người có chí lớn và rất giỏi võ nghệ. Năm 15 tuổi, ông đã từng tuyên bố: "Sinh ở thời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là bậc trượng phu."

Lúc Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, vào một đêm mưa to gió lớn năm 1781, thuyền của Nguyễn Ánh bị đắm gần vàm Trà Lọt, được Lê Văn Duyệt phát hiện bơi ra cứu thoát và đưa về nhà tá túc. Năm đó, Lê Văn Duyệt 17 tuổi. Thưởng công cứu giá, Nguyễn Ánh nhận ông làm thái giám, sau phong lên chức Cai Cơ coi sóc nội binh.

Tuy học ít nhưng Lê Văn Duyệt lại là một nhà quân sự kỳ tài. Ông đã theo phò Nguyễn Ánh Nam chinh Bắc phạt, đánh đuổi quân Tây Sơn, lập nhiều chiến công xuất sắc. Từ năm 1789, ông được Nguyễn Ánh đặt vào hàng tướng thân cận, ông được dự bàn những việc cơ mật đại sự.

Tháng Giêng 1801, Lê Văn Duyệt cùng nhiều dũng tướng khác của nhà Nguyễn hạ thành Qui Nhơn, thu tóm thành Diên Khánh và phủ Bình Khương. Đến tháng Năm 1801, khi Nguyễn Ánh dẫn hải quân ra cửa Tư Dung,(3) ông lại chỉ huy đại phá quân Tây Sơn, bắt sống phò mã Nguyễn Văn Trị, đô đốc Phan Văn Sách và đuổi vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn chạy dài ra Bắc.

Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế nhờ nhiều danh tướng phò tá. Trong số có bốn đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long:

Tiền quân Nguyễn Văn Thành,

Hậu quân Võ Tánh,

Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức

Tả quân Lê Văn Duyệt.

 Bai Duong Tran Cong Nhung

Bái đường. (Photo Trần Công Nhung/Viễn Đông)

 

Số phận lịch sử cuộc đời bốn vị đệ nhất công thần của Triều Gia Long nhiều nổi thăng trầm khác nhau:

Nguyễn Văn Thành bị Vua Gia Long ép uống thuốc độc tự tử năm 1817. Nguyễn Huỳnh Đức sau khi mất (1819) được đưa vào thờ trong miếu Trung Hưng công thần tại kinh đô. Võ Tánh tự thiêu cố thủ thành Bình Định mất vào năm 1801 (4) cũng được đưa vào thờ ở miếu Trung Hưng của Triều Nguyễn. Riêng Tả quân Lê Văn Duyệt gánh chịu một số phận lịch sử cay nghiệt hơn. Theo thế gian, đây là trường hợp tài mệnh tương đố. Vì có tài hơn người, lập được nhiều công lớn, hưởng nhiều ân sủng (5) nên không sao tránh tai vạ.

Đêm 30 tháng Bảy năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng Tám 1832), Chưởng Tả quân lãnh Gia Định, Tổng Trấn Lê Văn Duyệt qua đời, thọ 69 tuổi. Sau đó, triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo quận công," thụy là "Oai Nghị".

Việc cai trị của ông đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Việt Nam, giúp cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có.

Lê Văn Duyệt là người đầy uy quyền, ai cũng kính phục. Tính khí của ông cương trực, nóng nảy và rất ghét bọn tham quan, xu nịnh.

Từ năm 1848 đến nay trải qua gần 160 năm, nhân dân Sài Gòn – Gia Định và cả miền Nam đã nhiều lần đóng góp công sức tiền của để xây dựng, tu sửa, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lê Văn Duyệt mà dân gian thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu (tên chữ Thượng Công Miếu). Theo Nhà văn Sơn Nam thì Bà Chiểu là tên vùng đất mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.(3) Nhân dân đã tôn vinh gọi đền thờ Lê Văn Duyệt là Lăng Ông với tất cả lòng thành kính.

Lăng Ông Lê Văn Duyệt tọa lạc trên một khuôn viên rộng 18,500 mét vuông ở Bình Hoà – Gia Định. Ngày nay Lăng Ông đã trở thành điểm hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người Sài Gòn – Gia Định và các tỉnh miền Nam.

 

Khu lăng được xây dựng trên một trục đường chính. Cổng Tam quan ở phía Nam (đường Vũ Tùng) là mẫu cổng đặc biệt, vào, qua một khu vườn cảnh là:

- Nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức Tả quân

- Mộ Tả quân và vợ, có bình phong và tường hoa bao quanh

- Miếu thờ

Nhà bia như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương. Bên trong có bia đá khắc văn bia chữ Hán đề "Lê Công miếu bi" do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ (1894). Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

 

Cách khu lăng mộ một khoảng sân rộng là "Thượng công linh miếu," nơi diễn ra các sinh hoạt thờ cúng Lê Văn Duyệt. Miếu gồm tiền tế, trung điện và hậu điện. Mỗi gian điện thờ cách nhau bằng một sân lộ thiên, gọi là thiên tỉnh (giếng trời).

Mo Le Van Duyet Photo Tran Cong Nhung

Mộ. (photo Trần Công Nhung/Viễn Đông)

 

Lối kiến trúc miếu thờ theo phong cách cung điện triều Nguyễn. Đặc biệt nhờ kỹ thuật chạm gỗ, khắc đá, khảm sành sứ mà "Thượng công linh miếu" còn giữ được vẻ đẹp cổ kính cho đến ngày nay.

Nơi hậu cung miếu thờ có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2.65m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Khuôn mặt tượng dựa theo chân dung Tả Quân in trên giấy bạc 100$ thời VNCH. Nơi trung điện, thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (giữa), Thiếu phó Lê Chất (phải), Kinh lược Phan Thanh Giản (trái). Hàng năm, có tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt long trọng, vào các ngày 29 và 30 tháng Bảy và mồng 1 tháng Tám âm lịch.

Lăng Tả Quân tuy không nguy nga như lăng tẩm các vua nhà Nguyễn ở Huế nhưng trong tâm thức đại chúng, Việt cũng như Hoa vùng Gia Định Sài Gòn, luôn ngưỡng mộ ông như một vị Thần linh thiêng luôn phò hộ người dân. Trong dịp lễ hội hay ngày rằm mồng một, người đi viếng lăng rất đông với tâm thành chứ không có cảnh lợi dụng khai thác kinh doanh như những nơi khác. Lăng ông Bà Chiểu luôn là hình ảnh đẹp trong tâm hồn người miền Nam.

Trần Công Nhung (2014)


cong lang ong Tran Cong Nhung

Cổng lăng Ông. (Photo Trần Công Nhung/Viễn Đông)

 

(1) Theo nhà văn Sơn Nam thì Chiểu là thần nước, nhưng tôi có lưu giữ một tài liệu viết về địa danh miền Nam (mất tên tác giả) thì Trương Vĩnh Ký giải thích Bà Chiểu là một trong năm bà vợ của ông Lãnh Binh đã xây cầu ông Lãnh. Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng, ông đã lập ra năm cái chợ, giao cho mỗi bà cai quản một chợ: Bà Rịa (Phước Lễ), Bà Chỉểu (Gia Định), Bà Hom (Phước Lâm), Bà Quẹo (phía Quán Tre) và Bà Điểm (phía Thuận Kiều). Riêng chợ Bà Điểm gần làng Tân Thới quê hương của Cụ Đồ Chiểu, tác giả Lục Vân Tiên, thi phẩm đầu giường của đồng bào Nam bộ là nơi bán trầu ngon có tiếng ở Miền Nam.

 

Trồng trầu trồng lộn dây tiêu

Con theo hát bội mẹ liều con hư!

 

(2) Cổ mộ xóm Gióng (1&2) QHQOK tập 17.

(3) Cửa Tư Hiền huyện Phú Vang Huế QHQOK tập 17

(4) Thành Đồ Bàn trang 177 QHQOK tập 8

(5) Tháng 6 (âm lịch) năm 1812, nhà vua cử Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định thay Nguyễn Văn Nhơn. Tháng 2 (âm lịch) năm 1813, nhận lệnh vua, Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh đem 13.000 quân thủy đưa Nặc Chân về nước Chân Lạp (Campuchia). Tại đây, ông thấy quân Xiêm cứ dòm ngó Chân Lạp, bèn xin vua Gia Long cho đắp thành Nam Vang cho vua nước này ở (trước đó ở thành La Bích), đắp thành Lô Yêm để trữ lương thực, đồng thời cử Nguyễn Văn Thoại ở lại bảo hộ. Tất cả đều được vua nghe theo.

Do công lao uy tín của Lê Văn Duyệt quá lớn nên vua Gia Long đặc biệt cho ông hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy), nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu.

 

Tin sách: QHQOK trọn bộ 16 cuốn (discount 50%) xin hỏi bác Cường ở tòa soạn báo Viễn Đông.

Hoặc liên lạc: P.O.Box 163

Garden Grove, CA.92842

email: quehuongtanman@gmail.com

hoa dep 2015 _08JPG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 202411:21 SA(Xem: 781)
Nguyên Giác Phan Tấn Hải: Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
07 Tháng Bảy 202410:32 CH(Xem: 1746)
“Nước Nam Việt nhằm cõi Trung Ương, Sau sẽ có Phật Tiên tại thế.” (trích Kệ Dân của người Khùng do Đức Thầy viết năm 1939 tai làng Hòa Hảo, câu 415-416).
04 Tháng Sáu 202410:40 CH(Xem: 2164)
Được biết Đức Bà sương phụ Huỳnh Công Bộ, nhũ danh Lê Thị Nhậm, đản sanh năm 1884 tại xã Long Kiến, tỉnh An Giang và qua đời vào ngày 2 tháng 6 năm 1967.
04 Tháng Sáu 202410:14 CH(Xem: 2171)
Lễ giỗ Đức Ông Huỳnh Công Bộ, thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ a được tổ chức vào lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật, ngày 14 tháng 4, 2024, tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo, 2114 W McFadden Ave, Santa Ana, CA 92704.
09 Tháng Hai 20241:27 CH(Xem: 3405)
Đức Thầy đã dạy: Chúc mừng năm mới, mới buổi qua, Bỏ bớt dị đoan chẳng cúng gà. Tre nêu phơ phất không còn thấy, Ra mắt tiêu mòn buổi thứ ba.
28 Tháng Mười Một 20239:18 CH(Xem: 2504)
Buổi cầu siêu cho 5 đồng đạo và lớp trao đổi giáo lý hàng tuần đã được Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo miền Nam California tổ chức tại Hội Quán 2114 W McFadden Ave. Santa Ana, CA 9704 vào ngày 19-11-2023 vừa qua.
23 Tháng Mười 202312:53 SA(Xem: 5532)
Chủ Nhật 15/10/2023, khi nhận được một bản gốc bài thơ thất ngôn bát cú của cụ Huỳnh Mẫn Đạt, viết bằng tiếng Hán, và được Giáo sư Trần Huy Bích giải thích tận tường, tôi mới gỡ được nghi vấn. Phân tích văn học này là một phần trong buổi lễ giỗ Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực tổ chức tại hội quán PGHH số 2114 W. McFadden, Santa Ana, CA 92704.
28 Tháng Chín 202312:55 CH(Xem: 4283)
SANTA ANA. Sáng Chủ Nhật ngày 24 tháng 8 năm 2023, Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) tại Nam California đã tổ chức Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An tại Hội Quán Ban Trị Sự PGHH số 2114 W. Mc Fadden, Santa Ana, CA 92704.
28 Tháng Chín 202311:10 SA(Xem: 3890)
Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo miền nam California tổ chức Đại Lễ Vu Lan vào ngày10 giờ sáng Chủ Nhật 3-9-2023 tại Hội Quán PGHH số 2114 W. McFadden , Santa Ana, California.
13 Tháng Bảy 20235:40 CH(Xem: 4242)
Ngày 18 tháng 5 âm lịch năm 1939, cách đây đúng 84 năm, tại một ngôi làng nhỏ bé tại miền Tây Nam nước Việt, làng Hòa Hảo, một vị Bồ Tát, một thanh niên vừa tròn 20 tuổi đã khai sáng nên một tôn giáo dân tộc, tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo.
100,000