Nguyễn Huỳnh Mai
Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California đã trang trọng tổ chức lễ giỗ Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực vào lúc 10 giờ 30 sáng Chủ Nhật 21-9-2014 tại hội quán PGHH thuộc thành phố Santa Ana , California.
Chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của niên lão Nguyễn Minh Thiện và niên lão Nguyễn Hòa An, cố vấn Ban Trị sự , ông Nguyễn Thanh Giàu, Hội trưởng BTS/PGHH/ Miền Nam California, quý vị đại diện dân cử, chánh quyền, cùng thân hữu và đồng đạo trong vùng. Đặc biệt là sự hiện diện của các đài truyền hình SBTN, SET, Little Saigon TV, riêng đài Freevietnam.org trực tiếp trên internet và phóng viên của 2 nhật báo Viễn Đông và Việt Báo.
Buổi lễ được bắt đầu với bài diễn văn khai mạc của đồng đạo Ngô văn Ẩn , Trưởng ban tổ chức. Ông cho biết, Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, quê quán ở Mỹ Tho, theo nghiệp võ làm quan đến chức Quản Cơ của triều đình Việt Nam.
Tiếp theo là nghi thức tôn giáo PGHH do quý vị trưởng lão đến hành lễ trước ngôi Tam Bảo, và cầu nguyện trước bàn thờ Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực.
Sau đó là phần trình bày của đồng đạo Lưu Văn Kiệm, Phó Hội Trưởng nội vụ Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California, về Ý nghĩa ngày lễ giỗ Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực.
Theo ông khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, vì đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, đồng bào đau khổ, nên ông hiệp lực cùng người bạn là Nguyễn Văn Cầm quy tụ nghĩa binh chống Pháp.
Ông cho biết ngày 11 Tháng Mười Hai, 1864, vị anh hùng Nguyễn Trung Trực đã tổ chức hỏa công đốt chiến thuyền Esperance tại Vàm Sông Nhựt Tảo tiêu diệt toàn bộ địch quân, trong đó có Trung Tá Parfait. Đó là một kỳ công hy hữu, vì dùng thế yếu của du kích mà đoạt thắng lợi lớn, lần đầu tiên kháng chiến quân diệt chiến thuyền Pháp.
Khi Pháp cho cô lập hoàn toàn chiến khu và huy động toàn lực tấn công nghĩa binh nên lực lượng của Ngài dần dần suy yếu. Thêm vào đó, hai tên Việt gian là Huỳnh Công Tấn và Đỗ Hữu Phương bày mưu cho Pháp bắt mẹ Ngài và một số đồng bào làm con tin, rồi báo cho Ngài biết nếu không chịu ra hàng, chúng sẽ chặt đầu mẹ Ngài và giết hết dân làng.
Biết không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, Ngài tự trói mình ra hàng để cứu mẹ và dân lành vô tội. Quân Pháp nhiều lần chiêu dụ Ngài không được nên đem Ngài ra hành quyết tại chợ Rạch Giá ngày 27 Tháng Mười, 1868 (nhằm ngày 28 Tháng Tám năm Mậu Thìn). Được tin Ngài thọ tử, Vua Tự Đức cho làm lễ truy điệu và sắc phong Ngài làm Thượng Đẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân (Rạch Giá) nơi Ngài hiên ngang chịu chết chớ không chịu đầu hàng giặc Pháp.
Điều đáng ghi nhận là ngoài cương vị của một lãnh tụ kháng chiến tài ba, đảm lược, Ngài còn là người có đủ trung, hiếu, tiết, nghĩa và đã hành xử trọn vẹn tứ đại trọng ân, là một tín đồ tiêu biểu của tông phái BSKH, là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo, đó là lý do tại sao Ngài được người tín đồ PGHH ngày đêm sùng bái.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực không những là một biểu tượng, một niềm hãnh diện chung cho cả dân tộc Việt Nam, mà tinh thần Nguyễn Trung Trực đã trở thành một truyền thống trong tông phái BSKH và PGHH. Cho nên, khi thành lập đơn vị nghĩa quân kháng chiến chống Pháp đầu tiên của PGHH, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đặt tên cho đơn vị này là Bộ Đội Nguyễn Trung Trực và hàng năm cứ đến ngày 28 Tháng Tám Âm Lịch, hàng triệu tín đồ PGHH nói riêng và đồng bào của 11 tỉnh miền Tây nói chung đều cử hành lễ tưởng niệm để ghi nhớ công đức của Ngài.
Chương trình tiếp tục với phần diễn ngâm Sấm Giảng Thi Văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ qua giọng ngâm truyền cảm của hai nữ đồng đạo PGHH. Buổi lễ được kết thúc với buổi cơm chay truyền thống thân mật do ban phụ nữ PGHH đảm trách.
Quý độc giả có thể đọc tin tức, sấm giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ, lịch sử PGHH tại 2 trang nhà http://tuoitrephatgiaohoahao.com và http://hoahao.org và liên lạc nhận băng giảng, kinh sách qua email hoahao@hoahao.org , hoặc liên lạc ông Điện ở Hội Quán PGHH/Nam California tại số (714) 557-7563.
Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!" Và rồi ngày năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ , hưởng dương khoảng 30 tuổi.
Người ta kể rằng: