Họa sĩ Cao Hoàng Sao mất ngày 22-5-2019 tại An Giang, Việt Nam

23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 17234)
Họa sĩ Cao Hoàng Sao mất ngày 22-5-2019 tại An Giang, Việt Nam

Gia dinh Cao Hoang Sao  be Cao Thu Nguyet
Họa Sĩ Cao Hoàng Sao và gia đình (bé Cao Thu Nguyệt)

TIỂU SỬ HỌA SĨ CAO HOÀNG SAO


1. THÂN THẾ:
- Cao Hoàng Sao (thường gọi Năm Sao), sinh năm Mậu Tuất (1958)
- Nguyên quán: Xã Phú Thọ, Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp.
- Hộ khẩu thường trú: Khóm Long Hưng 1, phường Long Sơn, Thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang.
- Con thứ năm của ông Cao Văn Ton và mẹ là bà Hồ Thị Bảy. 
- Cao Hoàng Sao sống trong gia đình truyền thống đạo đức. Cha và mẹ đã giác ngộ quy y với Đức Thầy từ năm Kỷ Mão (1939) tại làng Hòa Hảo, Huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang.


2. SỰ NGHIỆP VÀ GIÁC NGỘ TU HÀNH:
- Năm 1964,năm lên 14 tuổi, Chú Cao giác ngộ dùng chay trường, rồi qua làng Kiến An (Chợ Mới) tầm thầy học làm họa sĩ, để nâng cao tay nghề, học suốt thời gian gần 3 năm.
- Đến năm 1967, lúc 17 tuổi, Chú trở về Chùa Tam Hòa Tự, nơi quê hương Tam Nông bế thất tu hành.
- Năm 1969, lúc 19 tuổi, Chú có đến ở chùa An Thạnh Tự (Phú An, Chợ Vàm) và Chùa Hòa Hưng Tự (Hòa Lạc) học đạo với các thiện tri thức trong làng Đạo, cùng tu tập gần 2 năm.
- Tới năm 1972, lúc 22 tuổi, chú bắt đầu mở cuộc hành trình lân lưu du sơn ngoạn thủy, đi vẽ tranh cảnh Phật theo các chùa chiền Phật Giáo Việt Nam và hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, cùng cácnơi thờ tự Phật Giáo Hòa Hảo, như: Chùa Phước Điền (Trại Ruộng Thới Sơn), Cơ sở Út Tuấn (Ô Môn) và chùa Bửu Sơn Tự ( Xã Xuân Lộc, Huyện Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên).
- Năm 1999, Chú Cao tham gia trong Ban Khánh Tiết, trang trí những hoạt cảnh vào những ngày Đại Lễ tại Tổ Đình PGHH.
- Năm 2001, lúc 43 tuổi, Cao Hoàng Sao kết duyên cùng với Cô Nguyễn Thị Túy Nga, sinh năm 1959.
- Đến năm 2003, bé Cao Thu Nguyệt chào đời.
- Vào mùa hè năm 2009, Chú Cao tiếp dựng phim cho chương trình Tiểu Nhí Búp Sen PGHH ở Việt Nam, cùng dẫn đoàn Tiểu Nhí đi thuyết giảng qua các chùa Phật Giáo ở Sài Gòn và Vũng Tàu.
- Năm 2013,Chú có tham dự và tiếp quản lý room Giáo Lý PGHH trên Paltalk cộng động quốc tế.
- Tới năm 2016, Chú Cao đang làm việc tại Tổ Đình PGHH, bỗng nhiên phát bệnh, được bác sĩ xét nghiệm và chẩn đoán: Chú đã bệnh Gan siêu vi và bệnh tiểu đường. Nên chú xin nghỉ việc cộng sự tại Tổ Đình, để về an dưỡng trị bệnh. Chú nghe lời Thầy đã dạy: “ Có đau thì thuốc đó mà, dòm trong bảng chữ về nhà kiếm cây”. Nên Chú quyết định hốt thuốc nam uống trị bệnh tại nhà, để dành tiền cho con đi học. 
- Song song với việc trị bệnh, Chú còn phải thức khuya dậy sớm vẽ tranh kiếm tiền nuôi gia đình, có điều đặc biệt suốt đời chú chỉ vẽ tranh Đạo, với những bức tranh tuyệt vời…


3. NGÀY CUỐI ĐỜI:
- Hôm qua ngày 22/5/2019 (Nhằm ngày 18/4 Kỷ Hợi), khoảng 11 giờ trưa, lúc ấy tinh thần Chú rất tỉnh táo và sáng suốt, Chú gọi vợ và con gái (Bé Thu Nguyệt) lại dặn dò lời cuối: “ Ngày nay là ngày cuối cùng, tôi nhứt định dứt khoát đi về Cực Lạc. Tôi không tái sanh lại cõi nầy nữa, vợ con rán tu hành sau nầy gặp lại.”
- Kế đến, có người em ở xóm tên Trùm tới thăm, thấy Chú Cao niệm se sẽ nơi miệng không nghe ra tiếng nên anh khuyên: “ Anh năm ơi, Anh nên niệm Phật lớn lên đi, chứ đừng niệm thầm.” Chú Cao mĩm cười nói: “ Mình điếc chứ ông Phật đâu có điếc. Sao Chú khờ quá, mình phải xoay về tâm niệm Phật”. Nói rồi chú đọc tiếp theo câu: “ Cõi trần tiếng Phật niệm lên, mười phương chư Phật nghe rền như chuông…”
- Đến khoảng 2 giờ 15 phút, Chú thấy trong người không được khỏe, hơi thở yếu dần và mệt, nên chú gọi thiếm năm (vợ) và Bé Thu Nguyệt (con) lại tiếp hộ niệm. Chú Năm nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút Chú Cao Hoàng Sao xuôi tay niệm phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.

Sơ lược tiểu sử đồng đạo Cao Hoàng Sao đến đây đã hết.

AI ghét ai thương cũng chẳng màng,
RỒI xong nợ thế bước lên đàng.
CŨNG mong từng phút về nơi Phật,
PHẢI nguyện hằng giờ đến Lạc Bang.
MỘT thuở gắng công Thiền ngộ pháp,
LẦN hồi mài miệt Tịnh an nhàn. 
RA vào các cõi không ngăn ngại,
ĐI suốt đưa người thoát thế gian.

Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

An Giang, ngày 23/5/2019 (Nhằm ngày 19/4 Kỷ Hợi)
Bút ký

Nguyễn Thế Truyền

Tranh Cao Hoang Sao 3


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 20174:02 CH(Xem: 19239)
Lê Yến Dung: Nhân kỷ niệm năm thứ 70, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt (16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi). Chúng tôi xin nhắc nhở những cống hiến quí giá của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đất nước Việt Nam, và nhân loại quần sanh.
19 Tháng Tư 20172:56 CH(Xem: 24143)
Lê Minh Triết: Nhân dịp Lễ kỷ niệm cúng giỗ Đức Cố Quản Cơ Trần Văn Thành ngày 21 – 22 tháng 2 âl năm 2017, ban tổ chức xây cất ngôi tôn nghiêm Ông thẻ số 4 làm lễ khánh thành ngay ngày cúng giỗ nói trên.
24 Tháng Ba 20176:01 CH(Xem: 24757)
Chiều Ba Răng xưa ấy, trời bỗng thôi nắng, mây đen vần vũ kéo nhanh, đen kín cả một bầu trời, im lặng, không một tiếng gió, mọi sinh hoạt như ngừng hẳn.Thật là thê lương.
24 Tháng Ba 20175:03 CH(Xem: 18251)
Ân sư vắng mặt bảy mươi năm, Vắng mặt nhưng nào phải biệt tăm. Tôn chỉ cùng Thi Văn Giáo Lý Là Thầy luôn ngự trị trong tâm.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 18919)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 23265)
Nguyễn Van Lía: Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo
07 Tháng Ba 20176:01 SA(Xem: 16481)
Người cầu Phật độ trước tiên phải thể hiện hành động tự độ. Kinh Phật nói rằng “Hãy tự minh thắp đuốc lên mà đi”
06 Tháng Ba 201712:03 CH(Xem: 18795)
Đức Thầy : “Mình tự độ cầu thêm Phật độ, Như nước xuôi gặp gió thuận chiều. Đường về chóng biết bao nhiêu, Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.
23 Tháng Hai 20179:14 CH(Xem: 17407)
“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ Tứ mục điều người khá hành y” (Thiên lý Ca) “ Diệu thâm Bát Chánh lời truyền giáo Xa thẳm Tứ Đề tiếng giục ông” (Cho ông Chín Diệm, ĐứcThầy)
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 18504)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
100,000