Xác ướp của một nhà sư trong tư thế ngồi hoa sen

04 Tháng Hai 201512:16 CH(Xem: 20995)
Xác ướp của một nhà sư trong tư thế ngồi hoa sen

Nhà sư được tìm thấy mang trang phục sư sãi Phật giáo truyền thống

Xác ướp của một nhà sư được bảo quản nguyên vẹn và được phát hiện tại Mông Cổ tuần trước đang khiến những người tìm thấy ông kinh ngạc và bối rối.

Các phật tử nói nhà sư này, được tìm thấy trong tư thế ngồi hoa sen, đang trong thể trạng thiền rất sâu chứ không phải đã chết.

Kiểm tra pháp y đang được tiến hành với xác được tìm thấy quấn trong da trâu bò ở mạn bắc miền trung Mông Cổ.

Các nhà khoa học còn phải xác định xem làm sao nhà sư này đã được bảo quản tốt như vây, mặc dù thời tiết lạnh của Mông Cổ có thể là lý do.

Thế nhưng bác sĩ Barry Kerzin, một bác sĩ của lãnh tụ tinh thần Tây tạng, Đức Dalai Lama, nói với tờ Thời báo Siberia rằng vị sư đó đang ở một trạng thái thiền rất hiếm có tên gọi là “tukdam”.

“Nếu người ngồi thiền này có thể tiếp tục duy trì trạng thái thiền định này, ông có thể trở thành một đức Phật," bác sĩ Kerzin nói.

Vị sư được tìm thấy sau khi bị một người đàn ông đánh cắp với dự định sẽ bán ra chợ đen.

Cảnh sát Mông Cổ đã bắt người đàn ông ăn cắp và vị sư nay được bảo vệ tại Trung tâm Quốc gia về Giám định pháp y.

Thờ phượng vĩnh viễn

Nhà sư này được tìm thấy khi sắp bị kẻ đánh cắp đem đi bán ở chợ đen

Danh tính của nhà sư hiện vẫn chưa được xác định mặc dù có đồn đoán ông là thầy của Lama Dashi-Dorzho Itigilov, người cũng được tìm thấy đã được ướp xác.

Năm 1927, Dashi-Dorzho Itigilov, từ vùng láng giềng Buryatia mà khi đó thuộc Liên bang Xô Viết, được cho là đã nói với đệ tử của rằng ông sắp chết và rằng họ phải đào xác ông lên sau 30 năm.

Đức Lama này bắt đầu ngồi thiền ở tư thế hoa sen và viên tịch.

Khi người ta đào xác ông lên, tương truyền rằng xác ông vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Do sợ bị chính quyền Xô Viết can thiệp, những tín đồ của ông lại chôn ông xuống cho tới năm 2002. Người ta đào xác ông lên với nhiều thủ tục ồn ào và khi đó thi hài ông cũng vẫn nguyên vẹn.

Vị Lama này sau đó được đặt tại một ngôi đền Phật giáo để được thờ cúng vĩnh viễn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 20175:03 CH(Xem: 16293)
Ân sư vắng mặt bảy mươi năm, Vắng mặt nhưng nào phải biệt tăm. Tôn chỉ cùng Thi Văn Giáo Lý Là Thầy luôn ngự trị trong tâm.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 17013)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
21 Tháng Ba 20179:33 SA(Xem: 20954)
Nguyễn Van Lía: Bước đầu tiên của người học Phật là khép mình vào khuôn khổ luật nghi, giữ gìn quy điều giới cấm và thường phụng hành theo tôn chỉ của Đạo
07 Tháng Ba 20176:01 SA(Xem: 14765)
Người cầu Phật độ trước tiên phải thể hiện hành động tự độ. Kinh Phật nói rằng “Hãy tự minh thắp đuốc lên mà đi”
06 Tháng Ba 201712:03 CH(Xem: 16812)
Đức Thầy : “Mình tự độ cầu thêm Phật độ, Như nước xuôi gặp gió thuận chiều. Đường về chóng biết bao nhiêu, Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.
23 Tháng Hai 20179:14 CH(Xem: 15464)
“ Câu Bát Chánh rán mài chạm dạ Tứ mục điều người khá hành y” (Thiên lý Ca) “ Diệu thâm Bát Chánh lời truyền giáo Xa thẳm Tứ Đề tiếng giục ông” (Cho ông Chín Diệm, ĐứcThầy)
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 16611)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
20 Tháng Hai 20179:36 CH(Xem: 16031)
Phàm con người đứng ra làm việc gì muốn có kết quả thỏa đáng đúng như ý nguyện của mình, tất phải dốc hết tâm cơ trí não vào sự việc ấy mới mong thành công tốt đẹp
20 Tháng Hai 20179:19 CH(Xem: 18623)
Người tu Phật, muốn sang qua bên giác, đến cõi tịch mịch Niết bàn, lướt khỏi sông mê bể khổ, khỏi màn vô minh u tối, cần phải có trí huệ.
17 Tháng Hai 20179:52 CH(Xem: 19966)
Chúng tôi ra tỉnh Bình Dương viếng mồ linh của ba nữ đồng đạo bậc tiền bối rất có công với đạo và được học đạo trực tiếp với Đức Thầy.
100,000