TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA SỰ NIỆM PHẬT

18 Tháng Tám 20159:08 SA(Xem: 24651)
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA SỰ NIỆM PHẬT
hoa sen

Niệm Phật là một pháp môn, còn gọi là Pháp Môn Tịnh Độ (là tâm thành chí nguyện, nhờ oai thần và tha lực của Phật A Di Đà mà được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc).




Nếu nói Tịnh Độ là niệm trong tâm, âm thầm niệm Phật mới đúng. Còn niệm thành tiếng, cho đồng âm điệu (có vẻ nhà nghề) đó là đồng niệm. Chứng tỏ cho mọi người biết ta đây đang niệm Phật, đó là tu Tướng.

Ngoài ra trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Đức Lục Tổ còn giải về Vô Niệm như sau: “Sao gọi là Vô Niệm ? Nếu thấy các Pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là Vô Niệm.” Tu “Vô Niệm” .như Ngài dạy, nghĩa là thấy nghe tất cả mà không dính mắc tất cả.

Đức Lục Tổ giải thích: “Nầy Thiện tri thức ! Người mê miệng tụng chính khi tụng mà có vọng quấy”. Giống như chúng ta hiện nay, chính trong lúc đang tụng mà đã có vọng tưởng, có những niệm sai quấy.

“Nầy Thiện tri thức ! người mê miệng nói, người trí tâm hành”. Người mê chỉ nói suông ngoài miệng, còn người trí hành ở trong tâm. Người mê đi đâu cũng nói Bát Nhã, cũng tụng làu làu Bát Nhã ở ngoài miệng, còn người trí không nói một câu Bát Nhã nào nhưng gặp duyên, gặp cảnh thì không chạy theo, như thế trong hai người, người nào tu thật ? Một người gặp việc gì cũng nói đó là không, là hư dối, không thật, chỉ nói suông thôi, nhưng tâm vẫn duyên theo; còn một người hằng thấy, hằng biết, tâm không duyên với cảnh thì đó gọi là hành trong tâm. Thế nên tụng ở ngoài miệng với hành trong tâm là hai việc khác nhau.

Hiện nay, đa số người tu chúng ta thích tụng ngoài miệng hơn hành trong tâm, phải không ? Kinh nào cũng thuộc làu…rồi lấy đó làm sự nghiệp ! Tụng cho mình, tụng luôn cả cho người, độ người cũng bằng tụng, như vậy cho là tu Bát Nhã ! Vì thế chúng ta phải hiểu rõ: Tinh thần của đạo Phật là tỉnh giác, tỉnh giác cái chân thật của chính mình. Nghe Kinh để biết điều đúng sai, tà chánh, bỏ những cái sai, cái tà, trở về cái chánh, cái đúng như thế mới là học Đạo, chớ không phải chúng ta học thuộc lòng để nói nhiều, tụng nhiều, căn bản là chúng ta phải hành trong tâm, thế mới gọi là người trí biết tu.

Trong Kinh KIM CANG, đoạn 26 ÂM: Pháp Thân Phi Tướng có những câu:

Nhược dĩ sắc kiến ngã,

Dĩ âm thanh cầu ngã,

Thị nhân hành tà đạo,

Bất năng kiến Như lai.

(Nếu do sắc thấy ta,

Do âm thanh cầu ta,

Người ấy hành đạo tà.

Không thể thấy Như lai).

Vì cả hai sắc tướng và âm thanh là tướng sanh diệt, nếu dùng cái sanh diệt mà cầu Phật, đó là đạo tà, không thể thấy được pháp thân.

Sau đây chúng tôi xin dựa vào Kinh sách, để chúng ta có khái niệm về ý nghĩa của sự Niệm Phật.

Đức Thầy xác nhận trong quyển 4, Giác Mê Tâm Kệ.

Mõ chuông bày đọc tụng ó la,

Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý.

Hoặc:

Đến chừng có ốm có đau,

Vang mồm niệm Phật, Phật nào chứng cho.

(Q.1, Khuyên người đời tu niệm)

          Theo Hán Việt Từ Điển:

NIỆM:- Nhớ nghĩ – Đọc ngầm ngầm.

Nghĩ nhớ đến luôn.

          Niệm niệm bất vọng- Nghĩ nhớ luôn không quên.

Niệm Phật- Đọc lầm thầm hiệu Phật: Nam Mô A Di Đà Phật.

          NIỆM. Trong Phật Học Từ Điển. Chữ Niệm dùng về hai nghĩa, động từ (verbe) và danh từ (nom).

Động từ, như: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Công đức cha mẹ. Tức nhớ tưởng đến…

Danh từ, như: Nhứt niệm, thập niệm...Tức là một tư tưởng, một lúc nhớ tưởng.

          Những vị tu trì Tịnh Độ, trong khi niệm Phật A Di Đà, thì tâm tưởng đến Ngài, miệng lầm thầm danh hiệu Ngài và tay ấn vào từng hạt chuỗi (Niệm châu).

          Mỗi ngày, ít ra niệm 10 lần danh hiệu Phật A Di Đà, thì khi thác, thế nào hành giả cũng được vãng sanh Cực lạc Thế Giái (Mỗi nhựt thập thinh niệm…).

          Trong khi mình niệm Phật, cái tâm đừng cho xao lảng, đừng nhớ đến việc chi khác (Nhứt tâm niệm Phật).

          Bất kỳ ngày giờ nào cũng niệm Phật (niệm niệm), trừ khi ăn uống và tiểu tiện đại tiện, như vậy niệm Phật tức là chánh niệm, chánh định, niệm Phật tam muội đó.

          Điều nầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy:

Muốn niệm Phật chẳng cần sớm tối,

Ghi vào lòng sáu chữ Di Đà.

Thì hiền lương quên mất điều tà,

Đặng hạnh phúc nhờ lòng cố gắng.

(Q.4, Giác Mê Tâm Kệ)

Bực đắc phép niệm Phật Tam Muội thì hoặc quán tưởng tướng hảo của Phật, hoặc chú tâm mà quán tưởng cái Pháp tức là cái Pháp thân Thiệt tướng của Phật, hoặc chú hết cái tâm mà xưng danh hiệu của Phật.

Niệm cũng là Chánh Niệm, con đường thứ bảy trong Bát Chánh Đạo.

Trong quyển A Di Đà Kinh, có chép rằng: Ở cõi Cực Lạc, ngày đêm sáu thời, có chẳng biết bao nhiêu loài chim tốt đẹp lạ lùng ca ngâm những bài thuyết pháp, như giảng về ngũ căn, ngũ lục, bảy phầm Bồ đề và tám đường Thánh Đạo. Chúng sanh ỏ cõi ấy, nghe tiếng chim kêu, bèn đem lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Theo “Vô lượng Thọ Kinh”, trong 48 điều nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo, điều 18 có nói rằng: Nếu tôi được làm Phật, thì chúng sanh 10 phương chí tâm tín lạc, muốn sanh về nước tôi, cho đến 10 niệm mà chẳng sanh, tôi xin chẳng giữ lấy ngôi Chánh giác. Chỉ trừ ra kẻ phạm năm tội nghịch, kẻ gièm chê Chánh Pháp.

          Tiếp theo là những yếu lý về Niệm Phật trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Toàn Bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ:

Nam mô, mô Phật từ bi,

Miệng thì niệm Phật lòng thì tà gian.

Đừng khi nhà lá một căn,

Mà biết niệm Phật sau bằng bạc muôn.

Chừng đau niệm Phật lăng xăng,

Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian.

(Q.1, Khuyên Đời Người Tu Niệm)

Lòng yêu dân chẳng nệ vắn dài,

Cho bổn đạo giải khuây niệm Phật.

Ở Tây Phương chư Phật ngóng trông,

Chờ bá tánh rủ nhau niệm Phật.

(Q.2, Kệ Dân Của Người Khùng)

Thương đời hết dạ cần lo,

Chẳng lo niệm Phật nhỏ to làm gì.

Tuy nghèo dùng đỡ cháo rau,

Bền lòng niệm Phật ngày sau thanh nhàn.

(Q.3, Sám Giảng)

Nếu như ai có chí làm lành,

Chuyên niệm Phật cầu sanh Phật quốc.

Ao sen báu Tây Phương đua nở,

Chờ chúng sanh niêm Phật chí tâm.

...

Tu cầu trăm họ hiền lương,

Đồng thinh niệm Phật tai ương chẳng còn.

(Q.5, Khuyến Thiện).

… “nhà cửa nhỏ hẹp quá không có chỗ phượng thờ, thì đến giờ cúng kiến chỉ vái thầm và niệm Phật trong tâm cũng đặng”. (Q.6, Cách Thờ Phượng)

NIỆM PHẬT

“Cúng xong muốn niệm Phật cũng được. Ngồi bán già thẳng lưng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.

Hay niệm: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới tam thập lục vạn ức, nhứt thập nhứt vạn, cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật.

(Niệm Phật nhiều ít tùy theo sức mình, lúc cầu nguyện và niệm Phật chỉ niệm trong tâm).

          Nam Mô A Di Đà Phật, sáu chữ đi, đứng, nằm, ngồi, rán niệm chớ quên, không đợi gì thời khắc.

          Người góp nhặt Đề tài nầy Kính cầu mong chư quí đồng Đạo mở rộng Nhân duyên phát tâm niệm Phật theo lời dạy của Đức Thầy:“Chỉ niệm Phật trong tâm”. Đó là niềm an lạc của người viết.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

Nam Mô A Di Đà Phật !

Hàn Hạ Ngu Trương Văn Thạo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 20176:15 CH(Xem: 17614)
Khổ nạn triền miên mối đạo ta, Thầy còn mắc việc ở phương xa. Anh em gìn giữ câu Hòa Hảo, Huynh đệ khắc ghi chữ Hảo Hòa.
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18272)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 19828)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19586)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18298)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 23806)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16697)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16665)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18216)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 21999)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
100,000