HÃY TỰ ĐỘ TRƯỚC KHI CẦU PHẬT ĐỘ

07 Tháng Ba 20176:01 SA(Xem: 14938)
HÃY TỰ ĐỘ TRƯỚC KHI CẦU PHẬT ĐỘ
nhan tho
Chúng sanh vì vô minh bất giác gây nghiệp chướng tội lỗi, sanh ra chịu đau khổ đọa đày. Đức Phật thoát khỏi những vướng mắc không lành nầy, tự do tự tại, thế nên chúng sanh cầu Phật độ được như Phật. Cầu Phật độ là lối mòn của những ai biết tầm học Phật Pháp, xuất siêu thế gian. Nhiều người đi từ tuổi đầu xanh đến đầu hai thứ tóc nhưng rất ít có người thành công trong việc cầu Phật độ. Tại sao? Nếu ta cầu Phật độ bằng thốt nên lời, khởi lên ý, chỉ như vậy thôi mà mong cho Phật độ thì việc tu hành quá ư đơn giản và ta học Phật không thấy trong Kinh Phật, Giảng Thầy có ghi. Điều quá ư đơn giản nầy lịch sử Phật Giáo sẽ không có những bậc cổ đức vào thâm sơn cùng cốc mấy mươi năm trải gió nằm sương mày mò đạo nghiệp thành Tổ lập Tông.

Người cầu Phật độ trước tiên phải thể hiện hành động tự độ. Kinh Phật nói rằng “Hãy tự minh thắp đuốc lên mà đi”, Giảng Thầy cũng dạy:
“Phật từ bi độ trong nhơn vật,
Là luật kinh dạy rất tinh tường.
Nếu chẳng nghe hồn vướng tai ương,
Chừng ấy mới kêu mời khó rước.”

Đoạn trên quá rõ nghĩa, Phật độ chúng sanh bằng cách chỉ đường cho về cõi Phật đi hay không là tại chúng sanh. Phật đưa ra Kinh Kệ (giáo pháp) chỉ cách thoát đau khổ và tội lỗi, không cho vô minh hiện để Phật hiện, chúng sanh muốn Phật hiện thì phải diệt vô minh.

Le Minh Triet giao ly
Thế nào là tự độ? Tự mình độ lấy mình.

Sao gọi là độ? Độ đây có nghĩa là cứu độ, độ thoát chính mình ra khỏi xiềng xích trong vòng quay luân hồi đau khổ và tội lỗi.
Thực tế của tự độ bắt đầu từ đâu?

Không nhứt thiết điểm nào là điểm bắt đầu, khi ta hay vọng tâm ở đâu thì độ ngay đó. Hãy tập tu cho có sức bén nhạy để vọng tâm phát lên là hay, vừa hay nó biến mất. Ví dụ mắt thấy sắc đẹp mà lòng vọng động thì phải tu ngay độ ngay tại chỗ đừng để nó có cơ hội bành trướng, độ làm sao cho mắt thấy sắc đẹp mà lòng không vọng động nữa. Hãy để cho mắt thấy mà không vọng động chớ tuyệt đối không phải muốn cho lòng không vọng động về sắc thì tránh đừng gặp sắc hoặc bụm đôi mắt không cho thấy sắc. Động tâm về sắc thì sắc đẹp đã vô tới thành nội rồi ở đó mà bụm mắt làm gì chứ?

Con mắt là một trong sáu quan năng mà thiên nhiên tạo ra cho con người có đầy đủ Mắt, Tai, Mủi, Lưỡi, Thân, Ý để dễ dàng sinh hoạt trong cuộc sống. Chức năng của mắt là thấy, chức năng của tai là nghe, của mủi là ngửi … thiên nhiên đã ban bố cho ta có cái quyền thấy, nghe …các cái thì ta không thể không theo quy luật thiên nhiên làm cho mắt không thấy, tai không nghe …như vậy chối bỏ sự thật của phước thân. Một số ít người trong đời lở mắt không thấy, tai không nghe hoặc sức thấy nghe yếu hơn người khác họ đau sầu nghĩ mình bất hạnh, bạc phước, tự ti mặc cảm, chịu mất mát không đành lòng. Ta có mắt, tai, mủi, lưỡi…đừng hành động vô phước như người thiếu nó.

bong cuc 2

Hãy để cho mắt, tai, mủi, lưỡi, thân, ý sinh hoạt theo chức năng của thiên nhiên ưu đãi, việc ta nên làm là làm thế nào mắt thấy tai nghe… ở trạng thái bình thường, không vọng động như ta bắt gặp ta vọng động khi mắt thấy tai nghe…bởi lúc vọng động là ta đã “mất tu”tạo kẻ hở cho vọng động về sắc, thinh…nhảy vào. Lở làng rồi, không nên thất vọng mà bỏ trôi cho vọng động tha hồ sấn tới. Trên đường đi mà mất lộ đồ thì sự bén nhạy mà ta huân tập sẽ tìm lại lộ đồ giùm ta ngay thôi.

Nói về sự, hoàn cảnh có những sự ta làm chủ, quyền quyết định dễ dàng, có những hoàn cảnh ta không thể làm chủ được nhưng ta có thể làm chủ được với chính ta, như nói: ở chỗ ồn ào tu không được, ta muốn lên rừng núi tĩnh mịch ẩn tu là có khả năng nhưng sống nơi công cộng mà ta đòi hỏi đừng có sắc đẹp, đừng ai nói chuyện làm việc ồn ào, điều nầy ta không có khả năng xai biểu người khác làm theo lệnh ta thì ta nên thôi ý nghĩ đó đi. Sống trong xã hội đa dạng, có tình làng nghĩa xóm, nhà cận kề nhau, mình tu họ không tu, mình ưa thích tĩnh lặng họ thích ồn ào là quyền riêng tư của mọi người, không lý nào ta nói tĩnh lặng là tốt, ồn ào là xấu bắt nạt họ phải bỏ sự ồn ào họ thích; bắt nạt họ sẽ dẫn tới mích lòng không đáng. Giờ tu của ta ta coi rất quan trọng phải dẹp yên những mắt thấy tai nghe, những điều vô bổ để dàn trãi sự công phu đạt hiệu quả thanh tịnh, nhưng người không tu, họ đi làm suốt ngày bên thửa ruộng hay làm việc trong những công ty, xí nghiệp, vất vả chiều tối mới về, cũng muốn thảnh thơi đôi chút sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, họ hát hay mở nghe những bài hát, ta kêu họ tắt máy được sao. Ta kêu họ tắt máy làm họ mất tự do trong khi ta là người mất tự do trước.

Hãy rán tự độ mình trong lúc nầy, ta bị động vì ta đang mất tu, đừng có hy vọng Phật Độ mà bỏ qua tự độ mình trước sự trói trăn bởi ngã chấp. Mất tu thì phải rán kiếm tu trở lại, tu được, ta không thấy ai trêu sắc hay ồn ào. Họ là họ, ta là ta, họ có sự ưa thích của họ cũng như ta có sự yêu thích của ta, bảo vệ tốt sự yêu thích là tập trung tuyệt đối vào vấn đề. Muốn được chính niệm lưu liên không phải do ta khởi tâm xa lánh hay chống đối tà niệm mới có chính niệm, vì trong chính niệm không có sự khởi tâm, bất cứ việc gì.

Gút lại, hãy tập cho mình có thói quen tự độ trước khi cầu Phật độ, công việc cầu Phật độ sẽnhanh có kết quả. Cái gì mướn người ta làm được chứ tu không thể mướn, cái gì còn có thể nhờ nhỏi xin xỏ nhưng trí huệ thì không có vụ xin cho. Bạn muốn sáng lên trong đêm tối thì phải tự đốt đèn. Ông Thanh Sĩ có lời chia sẻ với chúng ta:

“Mình tự độ cầu thêm Phật độ,
Như nước xuôi gặp gió thuận chiều.
Đường về chóng biết bao nhiêu,
Được hai sức độ mau siêu phàm trần”.

bong tran 2


Đến như Đức Huỳnh Giáo Chủ, Ngài dùng biện pháp vừa dạy vừa răn:

“Coi rồi phải thân mình tự trị,
Chẳng độ xong Phật khó dắt dìu”.
“Dạy đạo đức người tu rạng lý,
Mong cho người hữu chí làm theo.
Không làm thì ắt mang eo,
Làm xong vượt khỏi qua đèo chông gai.”

Ta cần có tiền để mua sắm những đồ cần thiết, nếu tiền có trong tay thì việc đi mua sắm sẽ chắc ăn hơn ở chờ sự giúp đở của người khác. Người tu pháp môn Tịnh Độ, Niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà cầu vãng sanh về cõi Phật ngay lúc lâm chung, hành giả phải tự độ mình không tham luyến cõi đời, một lòng cầu Phật Quốc mới vào được trạng thái nhiếp tâm niệm Phật nhập chánh niệm, mãn kiếp hồng trần sẽ được Phật rước về cõi Phật, bằng hành giả không tự độ được mình ra khỏi sự mê đắm thế gian, không nhiếp tâm niệm Phật mà cầu Phật tiếp độ là tu không đúng phương pháp, pháp môn Phật đề ra, sẽ không có kết quả tốt.

01/3/2017


cuc vang cuc trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Giêng 20176:15 SA(Xem: 18480)
Chùa Thới Sơn hôm nay thưa khách, có lẽ Trời đang độ tiết mùa đông và mấy hôm rồi liên tục gió mạnh, lạnh cứ vương vấn nên cửa thiền môn nầy ít khách vãng lai.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 20084)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 20179:27 CH(Xem: 19845)
Kinh phật xây đài trọn ý sen, Bùn nhơ nước đục lánh tâm hèn. Tơ hồng lúc chết còn vương ngó, Nhụy thắm sinh thời chẳng nhuốm đen.
13 Tháng Giêng 20179:13 CH(Xem: 18501)
Ân thứ ba cao dầy Tam Bảo, Phật Pháp Tăng chánh đạo vô vi. Phượng thờ tinh khiết chuyên trì, Giữ lòng gìn tánh qui y mấy Ngài.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 24055)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 16905)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 16875)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
06 Tháng Mười Một 20166:19 SA(Xem: 18431)
Đức Thầy khuyên tu để tránh khổ: “Vậy sớm mau kiếm chữ Ma-Ha, Thì Phật cứu khỏi nơi khói lửa.
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 22293)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
23 Tháng Chín 20168:57 CH(Xem: 18987)
Cán bộ, nhân viên y tế các ban ngành trong bệnh viện chú hai hồi thu nhận hoàn toàn là tín đồ PGHH, một là chú biết rõ lai lịch người tốt, hai là do các Ban Trị Sự PGHH giới thiệu đề nghị vào làm, nên hầu hết cán bộ nhân viên y tế đều có tâm hồn đạo Đức PGHH.
100,000