TRÌ GIỚI

03 Tháng Năm 20179:03 CH(Xem: 17808)
TRÌ GIỚI

IMG_6204

Nguyễn Văn Lía

 

Luật pháp là điều cốt yếu làm cho quốc gia thanh bình không rối loạn. Giới luật là món tối cần cho bất cứ giáo đồ của tôn giáo nào. Vì nó là điểm chính đưa người tu đến bờ giải thoát. Cổ nhơn đã dạy :

      “Đạo không luật đạo suy,

    Đời không pháp qui đời loạn”

Thế nên Đức Thầy có khuyên:

“ Gìn giới cấm sửa tâm ô tạp,

   Niệm Phật thì phải dẹp lòng tà”.

Chúng ta sống trong cảnh ác trược có khi tâm tánh nảy ra được một ý niệm trong sạch tốt lành đi nửa, chớ nó cũng đan xen rất nhiều tư tưởng xấu xa đen tối pha trộn lẫn nhau, làm cho tâm trí mê mờ nên gọi là tâm ô tạp. Vì thế, Đức Thầy khuyên chúng ta phải gìn giới luật và chuyên tâm niệm Phật để dẹp hết lòng tà quấy, tự nhiên tâm tánh được trọn lành trọn sáng. Chính ngày xưa, Đức Thích Ca trụ thế 49 năm thuyết pháp độ sanh, người tu hành đắc đạo vô số, do nơi ai ai cũng ghép thân tâm vào khuôn khổ luật giới, mới được chứng đạo viên mãn.

Trong kinh Phạm Võng có bài kệ như vầy:

“Giới minh như nhật nguyệt,

  Diệt như anh lạc châu.

 Vi trần Bồ tác chúng

 Do thị hành chánh giác”.

Tạm dịch:

“Giới sáng như mặt trời trăng

Như châu anh lạc thường hằng ngời trong

Chư Bồ tác thật là đông

Đều nhờ trị giới thành công thoát trần.

                                        (N.V.L)

Vậy, chúng ta đã sống trong một thời kỳ nhiễu nhương đau khổ, một thời kỳ hạ ngươn mạt pháp nếu không giữ giới luật thì làm thế nào để giải thoát khỏi cảnh trần lao?! Vả lại chư Phật rất thương xót chúng sanh như mẹ thương con, lo cho chúng sanh không gìn giữ giới luật mà phải sa đọa, trái lại chúng sanh tự mình phá giới răn không sợ luân hồi thống khổ. Như thế, Đức Phật dù có thương xót chúng ta đến đâu đi nữa cũng không phương giải cứu. Ngài Đàm Nhứt luật sư có dạy rằng:

“Tam thế Phật pháp, giới vi căn bổn,

Bổn chi bất tu, đạo viễn hồ tai”

Nghĩa là chư Phật ba đời thuyết pháp đều lấy giới luật làm căn bản, nếu căn bản không tu là xa đạo lắm vậy!

Trong bài “ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI CHÚNG SANH”, Đức Thầy có dạy: “…Những kẻ tín đồ dối tu , chẳng vâng lời dạy, chẳng giữ giới luật, thì trên là Đức Phật và dưới là ông Thầy kẻ ấy chỉ lấy lòng từ bi mà nhận sự trách  cứ của kẻ ngoại đạo, chớ không thể nào gần gũi mà ban phước huệ cho kẻ chẳng thành tín kia đặng”.

IMG_6201

Thế nên, Đức Thầy khuyên chúng ta “cần nhất là ở chỗ giữ giới luật hằng ngày”. Giới luật tức là “tám điều răn cấm” ấy vậy! Là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ai ai cũng thuộc và nếu y cứ vào đó mà tinh chuyên gìn giữ ắc sẽ được phúc lợi vô biên đi đến chỗ giải thoát trần lao.  Ngài có bảo:

“Chi cho bằng ta sớm lo toan,

 Gìn giới luật nghe kinh trọng Phật.

 Đến lâm chung quả lành đâu mất

Cõi Tây phương chư Phật đợi chờ”

Để giúp thêm chắc chắn cho người tu hành vững niềm tin, hăng hái giữ gìn giới luật, chúng tôi xin lược lại mẫu chuyện trong kinh có ghi chép: Thưở xưa, cách xa xứ Phật có hai vị tỳ kheo tu hành tinh tấn. lòng hằng ngưỡng mộ đấng Thích Tôn nên hôm nọ cùng nhau đi đến bái kiến Đức Phật. Trên đường xa xôi dịu vợi, phải trải qua nhiều cánh đồng hoang vắng, gặp lúc trời trưa nóng bức, làm hai tỳ kheo mệt lã muốn tìm một chút nước cũng chẳng có. May đâu thấy từ xa có một cái giếng đã gần khô cạn, hai ngài nhanh chân đến. Nhưng khi đến nơi, thì ôi thôi! vô cùng thất vọng, vì dưới giếng kia các loại cá trạch, vi trùng lúc nhúc. Một trong hai vị mới đề nghị rằng: Thôi ta hãy tạm đỡ đôi hớp nước, hầu lướt qua khỏi cảnh khốn nạn này. Vị kia bảo: Ta là người đã xuất gia đầu Phật, đã thọ giới luật, lẽ nào uống nước đó để giết chết mạng sống chúng sanh hay sao ? Nói xong vị tỳ kheo quyết không uống lấy. Kết quả, đi một chập vị không uống phải ngất xỉu và chết lịm bên đường. Vị tỳ kheo uống nước tất nhiên được an toàn. Sau khi than tiếc số phận của đồng bạn rồi tỳ kheo đó cất bước ra đi.

Khi đến Phật, ông bèn bạch qua nốt sự tình. Phật bèn quở rằng: Ngươi đến đây gặp ta, nhưng không gặp ta, vì giới luật của ta ngươi không giữ lấy. Trái lại người đồng bạn của ngươi đó, chính là tiền thân của vị thiên đế này đây. Phật chỉ vị thiên đế đang đứng hầu bên ngài. Ngài tiếp lời: Đã sanh lên cõi trời Đao Lợi , hôm nay đem hoa đến cúng dường ta đây.

Xuyên qua câu chuyện, ta thấy giới luật rất tối cần cho người tu, nếu không giữ lấy khác nào “ Trồng cây mà chẳng lấp rào. Để cho gió lại tạt vào gốc lay.” ( lời của Đức Thầy). Thì chắc chắn cây kia phải chết.

Cho nên những kẻ học rộng biết nhiều mà không giữ giới chẳng khác nào ngọn đèn treo trước gió có thể sáng lắm nhưng không biết sẽ tắt vào lúc nào. Trái lại kẻ học ít biết hẹp mà giữ giới một cách chân chính, thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp lên thì còn lu nhưng không tắt, càng cháy lâu càng sáng tỏ. Và cũng nhờ trì giới mà tâm sanh định không lung lay theo thế trần , rồi phát sinh trí huệ.

          Chúng ta thử nhìn kìa : con bướm trước khi thoát thai khỏi thân sâu bọ, hóa thành loài bướm. Nó đã trải qua thời gian nhốt mình an trụ vào ổ kén, mới biến thành loài bướm đẹp xinh bay lượn nhởn nhơ giữa muôn ngàn cỏ lạ hoa thơm. Đối với người tu Phật cũng thế, muốn chứng thành quả vị bồ đề, tất nhiên phải khép mình vào khuôn khổ luật giới của Phật gia.

Tóm lại, giới luật là một trong sáu pháp ba la mật, có công năng đưa người thoát khỏi cảnh trần lao, sang qua bến giác. Là con Phật ta hằng tâm niệm: quyết một lòng trì gìn giới luật để một ngày kia đến bờ giải thoát…Hay được diện kiến Tôn Sư khi Ngài trở gót. Chúng ta luôn mật niệm lời giáo huấn của Đức Thầy:

“Gìn giới luật nghe kinh trọng Phật,

  Đến lâm chung quả lành đâu mất,

 Cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ”.


IMG_6205

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 202311:11 SA(Xem: 3187)
Trong bài thuyết-pháp “Trong Việc Tu Thân Xử Kỷ” của Đức Huỳnh Giáo-Chủ, chúng ta thấy rõ rằng: Nếu chỉ nặng về Trí thì trở nên xảo-trá ác-độc, mà cố thiên về Tâm thì thành ra si-mê tăm-tối.
29 Tháng Tư 20226:44 SA(Xem: 30915)
Đức Ông Huỳnh Công Bộ là phụ thân của Đức Huỳnh Giáo Chủ, người khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939 tại làng Hòa Hảo, nay là huyện Phú Tân tỉnh An Giang.
05 Tháng Mười 202111:20 CH(Xem: 8205)
Nhiều tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã đến sớm để trang hoàng bàn thờ và chuẩn bị nhiều món ăn chay để thết đãi bà con đạo hữu cùng đồng hương đến dự lễ giỗ 153 năm Quan Thượng Đẳng Đại Thần Nguyễn Trung Trực do Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California tổ chức vào sáng Chủ Nhật, 3 Tháng Mười, tại Hội Quán Phật Giáo Hòa Hảo, Santa Ana.
23 Tháng Chín 202112:56 CH(Xem: 15426)
Đức Phật Thầy tiên tri dãy Thất Sơn hùng vĩ này sẽ là hoa địa, trong đó có tích tụ nhiều địa huyệt hiển linh. Ngài cho cắm các thẻ để trấn áp, ngăn ngừa sự phá hoại
14 Tháng Năm 202110:48 SA(Xem: 11038)
Đức Bà là bực Thánh Mẫu kính yêu của hai triệu tín đồ PGHH, là Đấng Tối Cao đã dùng quyền năng thiêng liêng, thể hiện long từ ái chứa chan, bao dung thái độ; làm cho sự thương yêu, hòa hảo luôn luôn rưới mát qua các mạch sống tinh thần của trên hai triệu người dân Đạo ngoan hiền, sáng suốt.
21 Tháng Tư 202112:46 CH(Xem: 90744)
Tới giờ di quan Ban tổ chức cho khiêng bàn Phật đi trước. Kế đó là một số người hộ niệm có mặc áo lễ, rồi các tràng hoa (nếu có). Tiếp theo là vãng lỵ, bàn vong và linh cữu. Tang gia và thân quyến đi khít linh cữu.
25 Tháng Giêng 202111:10 SA(Xem: 13461)
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân châu, tỉnh Châu đốc, Việt Nam, từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh miền Tây. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 13154)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 12019)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 10601)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
100,000