Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

13 Tháng Năm 201710:37 SA(Xem: 19440)
Lễ Quí Kỵ Thường Niên Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Ngày 18-4.

CANH PHUOC TU
                                       Chùa Cảnh Phước Tự, ấp Long Định, xã Long Kiến,

                                                    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


Trần Văn Lợi 
(viết từ Lò Mò, An Giang)

Chùa Cảnh Phước Tự tọa lạc, phía trên vàm kinh Chưn Đùng, thuộc ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, xuôi theo lòng kinh Ông Chưởng ở cuối sông, hướng mặt ra Sông Hậu.

Là nơi thờ tự Đức Đạo Sư Trần Đạo Chợ, Đạo Sư là một trong “Thập Nhị Hiền Thủ” của Đức Phật Thầy Tây An, không rõ nguồn gốc sanh quán của Đạo Sư là năm nào ở đâu, chỉ biết Đạo Sư đến đó trị bịnh nhận người con nuôi là ông Lê Văn Hải.

Từ khi Đức Phật Thầy Tây An viên tịch, Đạo Sư về đó cất cái cốc nhỏ để thờ Phật và trị bệnh cho người dân trong làng, Đạo Sư được mọi người kính trọng về tài năng trị bệnh lẫn đức độ tu hành, với đời sống rất bình dị và thường giúp đỡ mọi người, khuyên bảo ai có nhân duyên lo tu hành tứ ân theo đường lối Đức Phật Thầy Tây An chỉ dạy.

          Trong khi trị bệnh Đạo Sư đã dùng huyền diệu cứu sống nhiều người, do đó người dân trong vùng gọi ngài là Đức Đạo Sư với lời kính trọng một bậc đã giác ngộ. Chỉ với những lá cây trong vườn, hay một ly nước lã là Đạo Sư có thể trị hết các căn bệnh ngặt nghèo.

Có lần ở miệt Cao Lãnh chở đến một bệnh nhân bị quỉ nhập, bệnh nhân này đã từng xách dao dâu, chém các thầy pháp mà gia đình mời đến, người bệnh biểu hiện khác thường và chẳng sợ bất kỳ ông thầy nào, gia đình nghe đến danh Đạo Sư, nên dùng dây xích trói người bệnh, đem đến làng Long Kiến để Đạo Sư chữa trị.

          Khi đến nơi cha của người bệnh lên trình bày với Đạo Sư, về bệnh tình cũng như sự hung hăng đã từng xách dao chém mấy ông thầy pháp. Đức Đạo Sư mỉm cười mà ôn tồn bảo rằng: “Hãy đem bệnh nhân lên đây và cứ mở dây xích ra, trói người ta chi cho tội nghiệp”, khi bệnh nhân bước lên bờ tay chân quơ múa khiến những người bệnh đến trước ai cũng sợ mà tránh xa, Đức Đạo Sư nhìn thẳng vào bệnh nhân, chấp tay mật niệm như có một nguồn lực vô hình hỗ trợ, mà theo Đức Đạo Sư đó là chư thần gia trì, làm cho bệnh nhân té xỉu tại chỗ.

          Trong cái nắng chang chang của buổi trưa, mà bệnh nhân nằm đấy toát mồ hôi chẳng biết gì cả. Người nhà xin Đạo Sư cứu mạng, Đạo Sư bảo rằng, “không sao đâu một chút sẽ tỉnh lại”, Ngài đi quanh bệnh nhân ba vòng, cho người đỡ bệnh nhân lên, uống chung nước lã, sự kỳ diệu là bệnh nhân hồi phục lại như trước và từ đó cũng không còn bệnh, gia đình rất đội ơn Đạo Sư.

          Ngoài những chuyện trị bệnh li kỳ được truyền miệng về Đạo Sư, thì sự tu hành cũng là một tấm gương phản chiếu vô cùng thực tế trong cuộc sống nhập thế hành đạo, mà được Đạo Sư thể hiện, Đạo Phật là đạo của bản tâm, được ứng dụng qua tấm lòng từ bi trong cuộc sống. Ở đời ta có thật sự thương yêu tha thứ, có thật sự cảm thông cho nhau hay không. Thương cái thương bằng tấm lòng, bằng sự hy sinh bất vụ lợi, do đó nhiều bệnh nhân giàu có đã được Đạo Sư trị hết bịnh, nguyện ủng hộ tịnh tài để Đạo Sư sinh sống cứu đời, Đạo Sư cương quyết khước từ khuyên hãy bố thí cho những người nghèo khổ, riêng Đạo Sư có thể tự canh tác mà sống được.

          Những công hạnh như trên trong đời sống của Đạo Sư đã đi sâu vào lòng người, khi Đạo Sư viên tịch mọi người nhất nhất đều kính trọng tiếc thương. Những thế hệ tiếp theo vẫn mãi kính trọng Đạo Sư là một bậc chân tu thạc đức xả kỷ vị tha trong gương hạnh “Cư trần bất nhiễm, Lẫn tục đừng mê”.

          Năm 1965, Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo xã Long Kiến cho xây dựng ngôi chùa, nơi nền đất cũ mà Đạo Sư trị bệnh năm xưa của người con nuôi Đạo Sư, lấy tên là Cảnh Phước Tự là ngôi Tam Bảo cũng để tôn thờ Đạo Sư khang trang trầm lặng.

          Hôm nay ngày 18 tháng 4 âm lịch kỉ niệm ngày giỗ của Đức Đạo Sư hằng năm, chư đồng đạo bà con trong vùng long trọng kỉ niệm ngày giỗ này với lòng hồi tưởng tri ân. Tôi được duyên may tham dự lễ kĩ niệm, viếng lại nơi xưa mà bậc tiền nhân đã làm một công hạnh vị tha hóa chúng, tô đậm nét từ bi nhập thế hành đạo của giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương.

Đứng trước ngôi mộ của Đạo Sư lòng mãi hồi tưởng, nhớ đến một xứ quê mùa nghèo khổ đất rộng người thưa của thời khai hoang mở cõi, lại có xuồng ghe tấp nập, đến đi để trị bệnh xin phù, quả hẳn là duyên may hạnh ngộ cho chúng dân làng Long Kiến xưa. Xin cúi đầu đảnh lễ Đức Đạo Sư, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất.

Buu Son Ky Huong




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Giêng 202111:10 SA(Xem: 15620)
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân châu, tỉnh Châu đốc, Việt Nam, từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh miền Tây. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam.
14 Tháng Mười 202012:11 SA(Xem: 15366)
Do mối liên hệ với Bửu Sơn Kỳ Hương, ông Nguyễn Trung Trực được tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tôn vinh là Thượng Đẳng Đại Thần, trong nghi lễ thờ phượng các bậc anh hùng liệt sĩ của đất nước và mỗi khi cúng lạy đều cầu nguyện oai linh của Ông trong bài nguyện Qui y
29 Tháng Ba 20201:12 CH(Xem: 13812)
Phật Giáo Hòa Hảo là một vết dầu loang âm thầm bằng sức mạnh của tình thương và lòng từ thiện. Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã thực thi những gì mà Đức Tôn Sư của mình răn dạy. Một miền Tây trù phú, một khối lượng dân tộc đầy nội lực, một sức mạnh âm ỉ ngấm ngầm càng ngày càng được hun đúc trong lòng dân tộc.
25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 12347)
Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.
18 Tháng Sáu 20197:09 SA(Xem: 17976)
KÍNH đức TÔN SƯ rãi pháp mầu MỪNG cho nhân loại khắp đâu đâu ĐẠI ân khó lấy gì đem sánh LỄ bái y hành nguyện một câu
26 Tháng Năm 20197:39 SA(Xem: 19466)
Đức bà Lê Thị Nhậm là thân mẫu phần xác thịt của Đức Huỳnh Giáo Chủ và cũng là người đã dầy công nuôi dưỡng phần xác thịt của Ngài từ lúc bé thơ cho đến lúc lập Đạo cứu đời vào ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão 1939 tại Thánh Địa Hòa Hảo.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 17207)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 20024)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
12 Tháng Tư 201910:37 SA(Xem: 15713)
Đức Thầy cho biết trong thời gian Ngài vắng mặt, tín đồ phải chịu nhiều gian lao thử thách cam go, cũng là lúc lọc lừa coi "Ai thiệt tánh ai người giả đạo", "Ai thảo hiền ai lỗi đạo nhà".
26 Tháng Ba 20195:19 SA(Xem: 20368)
Vì non sông đạo pháp đã anh dũng hy sinh nơi chiến khu oanh liệt, trong công cuộc đánh đuổi xâm lăng giữ an bờ cõi, dưới ngọn cờ trung nghĩa của vị anh hùng dân tộc đức độ tài ba. Ngài được tôn xưng là Đức Cố Quản, một đại đồ đệ thứ nhứt, trong thập nhị hiền thủ của Đức Phật Thầy Tây An.
100,000