Hàng chục hố sâu đe doạ sạt lở miền Tây

21 Tháng Năm 20179:50 CH(Xem: 16525)
Hàng chục hố sâu đe doạ sạt lở miền Tây

Thứ hai, 22/5/2017

(Trích VNExpress)

Ho Sau tai Đong Bang Song Cuu Long

 

Sơ đồ vị trí các hố sâu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nguồn: Ủy hội sông Mekong


Chuyên gia cho rằng, những hố sâu là một phần tự nhiên của sông Mekong, là nơi ở của 200 loài cá, nhưng nay gây sạt lở do thiếu phù sa và cát nghiêm trọng. 

 

Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), trên hệ thống sông này hiện có 500 hố sâu, thể tích bình quân 29.000-122 triệu m3, phổ biến nhất là 1,55 triệu m3/hố. Trên lãnh thổ Campuchia, đoạn từ Sambor (tỉnh Kampong Thom) tới biên giới Lào có 95 hố, nhiều hố sâu đến 80 m. Đoạn phía Nam Lào có hố sâu hơn 90 m, rộng 729 ha; hố phía Đông Phnom Penh dài 18,5 km.

Tại đồng bằng Sông Cửu Long hiện có 23 hố sâu 13-44 m, rộng 4-95 ha, chủ yếu nằm trên sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao…

Các hố sâu thường xuất hiện ở những đoạn sông cong, nước đạp vào bờ phía lõm; nơi hợp lưu của hai dòng; chỗ dòng chảy bị cù lao giữa sông tách ra; và ở dòng sông bị thắt cổ chai...

Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia nghiên cứu độc lập sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, những hố sâu có từ lâu và là một phần tự nhiên của hệ thống sông Mekong; có vai trò sinh thái rất quan trọng; là nơi cư trú của khoảng 200 loài cá. Vào mùa kiệt, cá rút xuống các hố này để tránh nóng, tìm mồi.

"Những hố này trước nay vẫn ở đó, không gây ra sạt lở. Nhưng nay nó gây ra sạt lở là do mất cân bằng, thiếu phù sa và cát nghiêm trọng", ông Thiện khẳng định.

Theo ông Thiện, vào đầu mùa lũ hàng năm, khoảng tháng 7-8, cát di chuyển vào lấp khoảng 20-30% chiều sâu hố. Đến tháng 9-10 trở đi, dòng sông tự nạo vét lấy lượng cát này ra khỏi hố và tiếp tục trôi xuống hạ nguồn. Nhưng khi phía trên, các đập thủy điện chặn giữ lại hoặc do khai thác quá mức thì lượng cát xuống hạ lưu giảm mạnh.

Điều này dẫn đến không có cát lấp vào hố theo chu kỳ mà sông vẫn tự nạo vét. Vì vậy, hố sẽ mở rộng, dịch chuyển, ăn sâu vào chân bờ, tạo "hàm ếch" gây sạt lở nghiêm trọng. "Vụ sạt lở hàng loạt căn nhà ở bờ sông Vàm Nao cuối tháng 4 là một minh chứng rất cụ thể", ông Thiện nói.

Các chuyên gia cho rằng, hiện phù sa mịn của sông Mekong về miền Tây giảm 50%, chỉ còn 85 triệu tấn một năm. Khai thác cát tràn lan, 10 năm qua, sông Tiền, sông Hậu mất hơn 200 triệu khối cát, lòng sông sâu thêm khoảng 1,3 m. Dự báo phù sa mịn sẽ tiếp tục giảm 50% và cát di chuyển ở đáy sông sẽ bị chặn 100% khi 11 đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Mekong hoàn thành. Nếu không có giải pháp kịp thời, sạt lở bờ sông, bờ biển miền Tây càng nghiêm trọng hơn.

Trước đó, kết quả khảo sát và thăm dò địa chất đáy sông Vàm Nao của Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, cho thấy đoạn khu vực sạt lở ở xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) có hai hố xoáy lớn, tiếp tục gây sạt lở.

Hố xoáy thứ nhất nằm sát đường liên xã, nơi xảy ra sạt lở làm 14 căn nhà và 2 nền nhà bị nhấn chìm xuống sông hồi cuối tháng 4. Hố này sâu 22 - 30 m, dài hơn 100 m, rộng trên 90 m.

Hố xoáy thứ hai nằm song song hố thứ nhất, cách bờ tại vị trí sạt lở khoảng 180 m, dài 380 m, rộng 180 m, sâu 44 m. Đây là hố xoáy trung tâm, ước tính hình thành khoảng 10 năm nay.

Sở Nông nghiêp tỉnh An Giang đã đưa ra hai phương án xử lý. Thứ nhất, lấp khẩn cấp hố gần bờ bằng cách thả bao tải cát xuống, sau đó trải thảm đá gia cố chống xoáy. Dự kiến kinh phí khoảng 50 tỷ đồng, thời gian xử lý 2 tháng. Phương án thứ hai, xây bờ kè dài hơn 1,5 km cho đoạn bờ sông này với kinh phí khoảng 150 tỷ đồng.

Trên sông Tiền, tại điểm sạt lở qua xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp cũng có một hố xoáy cách bờ 80 m, sâu khoảng 36 m, dài 440 m, rộng 80-85 m. Hố xoáy gây sạt lở, đe dọa gần 1.000 hộ dân.


Vam Nao

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Giêng 201811:16 CH(Xem: 18549)
Nguyễn Văn Nhựt: Mái Đạo Tràng thay cho ngôi trường nhỏ Chùa Quang Minh nương náu học bao ngày Nhân Nhà Gíao bày hoài niệm vắn dài Bao kỷ niệm ùa về ôi nhớ quá!
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 18588)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
14 Tháng Chín 201711:45 SA(Xem: 20610)
Một tấm lòng thành quyện khói hương, Đưa hồn ông đến cõi Tây Phương. Phân ly hai nẽo đường sanh tử, Để lại trần gian vạn tiếc thương.
27 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 46244)
Hiện nay Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn tồn tại được bốn di tích của Đức Phật Thầy Tây An ở Miền Tây Nam Việt. Đó là: Tây An Cổ Tự ở làng Long Kiến, trại ruộng Thới Sơn ở Nhà Bàn, trại ruộng ở Láng Linh Châu Đốc và chùa Tây An ở núi Sam.
15 Tháng Tám 20179:48 CH(Xem: 22401)
Hằng năm cứ đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch thì người Phật tử khắp nơi lại hân hoan tổ chức đại lễ Vu Lan, hay còn gọi là mùa “Báo ơn Cha Mẹ”.
29 Tháng Sáu 20175:37 CH(Xem: 22093)
Tin TẤn: PHẬT xuất Miền Nam nước Việt Nam, GIÁO dân quyết vượt họa xâm lăng. HÒA tâm dắt chúng rời đời huyễn, HẢO ý dìu người đến cõi chân.
27 Tháng Sáu 20179:49 CH(Xem: 21911)
Nguyễn Văn Lía: Nói đến nhân quả, người tín đồ đạo Phật hiểu ngay đến luật trả vay, vay trả của thế trần. Vì vậy những ngôn ngữ được bàn bạc qua tâm tư trí não của họ, như: “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặt bão”, “ghét cái nào trời trao cái nấy”
27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 18239)
Trang Văn Mến:Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Đức Thầy giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt .
24 Tháng Sáu 20176:45 SA(Xem: 17486)
Lê Minh Triết: Tôi muốn hiểu nhiều nhiều về Tổ-Đình Phật Giáo Hòa Hảo nhất là sau ngày Đức Thầy xa vắng có những biến chuyển gì và sự ảnh hưởng của tín đồ đối với Tổ-Đình thì cơ hội lại rất mong manh.
15 Tháng Sáu 20172:56 CH(Xem: 16130)
Tôi có duyên đặc biệt với PGHH. Trong 25 năm qua tôi đọc khá nhiều tài liệu về PGHH, làm việc với nhiều tín đồ PGHH ở hải ngoại và trong nướ
100,000