Ý NGHĨA NGÀY KHAI ĐẠO

27 Tháng Sáu 20179:37 CH(Xem: 18110)
Ý NGHĨA NGÀY KHAI ĐẠO

anh Men 2

 
Ông Trang Văn Mến, thủ Quỷ Ban Trị Sự PGHH/Miền Nam California

Trang Văn Mến

 

Kính thưa chư liệt vị , "Trong tháng năm, mùa kỷ niệm " với một cảm xúc dâng trào , thi sĩ Nhất Điện , một đồng đạo của, chúng ta đã viết :

 

"Cứ mỗi độ tháng năm ngày mười tám

Miền Thất Sơn xứ đạo rực hoa đăng

Triệu con tim rộn rã nhựa đầy căn

Đồng qui ngưỡng niềm tin về thánh địa

 

               Và cứ thế tháng năm mùa khai đạo

                Muôn lớp người từ vạn nẻo xa xôi

                Từ đồng chua rừng lạnh mút lưng đồi

                Như thác lũ đỗ xô về đại hội "

 

Và thật vậy, dù sống bất cứ nơi đâu, hằng năm cứ mỗi lần ngọn gió nam thổi mạnh, nước đồng bằng sông Cửu Long mang phù sa tràn bờ bồi đắp ruộng đồng bao la và ngọn mạ non mượt mà trườn mình trên sóng nước sông Tiền sông Hậu, là mỗi lần tín đồ PGHH ở miền Tây nói riêng và toàn thể tín đồ trên thế giới nói chung, đều xôn xao chào đón ngày Đại Lễ vì rằng:

 

"Tháng năm mười tám rõ rang,

Cùng xóm cuối làng ai cũng cười reo"

 

Ngày đó như một dấu ấn in đậm trong tâm khảm của tín đồ PGHH mà trong tâm thức của chúng ta đều nghĩ rằng đây là một ngày trọng đại với một ý nghĩa thật vô cùng to lớn, vì rằng một nền tôn giáo dân tộc đã được chuyển tải bằng những vần thơ mang âm hưởng những lời ru của mẹ trong những câu ca dao tục ngữ mà dân tộc ta đã tự hào trên bốn ngàn năm từ lúc nằm nôi được hình thành .

 

Bằng chứng là hôm nay, với hoàn cảnh lưu vong nơi xứ người, không có điều kiện để trở về nơi thánh địa Hoà Hảo mà quý vị cũng nhín chút thì giờ quý báu để đến đây chào mừng ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng ra nền đạo Phật Giáo Hòa Hảo.

 

Kính thưa quý vị, để có cái nhìn rõ nét hơn, chúng tôi xin sơ lược vài nét về tiểu sử của Đức Huỳnh Giáo Chủ . Ngài có tục danh là Huỳnh Phú Sổ và các tín đồ để tỏ lòng tôn kính thường gọi Ngài là Đức Thầy . 

 

Ngược dòng thời gian , cách nay cũng gần trăm năm, Ngài giáng trần ngày 15/01/1920 nhầm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo , quận Tân Châu , tỉnh Châu Đốc , một tỉnh thuộc miền Nam nước Việt . Ngài là trưởng nam của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm , một gia đình trung lưu theo đạo Phật có nhiều uy tín với dân địa phương lúc bấy giờ , như Ngài đã xác nhận :

 

" Theo Phật Giáo từ kim chí cổ . Gốc ông cha ta cũng tu hành "

 

Thưở nhỏ Ngài ốm đau liên miên nên đường học vấn dang dở , chỉ học đến hết bậc tiểu học mà thôi . Nhưng từ một thanh niên ít học, vương nhiều bệnh bổng nhiên Ngài trở nên đại ngộ và đến ngày 18/05 năm Kỷ Mảo (1939) Ngài đã :" vì thể lòng từ bi bác ái cùng thù đáp những linh hồn đã trợ duyên trong nhiều kiếp giúp Ta nương cậy tu hành nên ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão .Ta hoá hiện ra đời cứu độ chúng sanh." Như lời Ngài đã thố lộ trong bài " Sứ mạng " và Ngài thêm rằng:

 

" Khai rừng kinh kệ câu huyền bí

 Để cứu nhân sanh khỏi thảm sầu ."

 

" Đầu ngưỡng vọng đất trời minh chứng ,

Tấm lòng thành quyết dựng đạo đời ."

 

Nên:

" Ta thừa vưng sắc lệnh thế tôn

 Khắp hạ giái truyền khai đạo pháp "

 RƯỚC CHÂN DUNG ĐỨC THẦY

Ngài đã làm lễ cáo Hoàng Thiên , chánh thức mở đạo cứu đời , lúc ấy Ngài chỉ là một thanh niên 19 tuổi . Từ đó ngày này đã trở thành một ngày thiêng liêng trọng đại mà:

 

" Tháng năm Kỷ Mão đến nay

Khắp trong bá tánh gặp bài sấm kinh

Lời văn tao nhã hữu tình

Bởi vưng sắc lịnh Thiên Đình sai Ta "

 

Bước đầu là công việc trị bệnh , Ngài đã chữa lành được nhiều chứng bệnh hiểm nghèo nên tạo được rất nhiều sự tin tưởng trong quần chúng .

Nhìn lại bối cảnh lúc bấy giờ , xã hội Việt Nam đang rối ren trong sự cai trị bạo tàn của thực dân Pháp . ĐHGC đã tâm sự:

 

" Yêu nước đâu đành trơ mắt ngó

Thương đời chưa vội ẩn non cao."

 

Nên không thể liếc mắt làm ngơ trước cảnh  quốc phá gia vong , nước nhà bị ngoại nhân xâm chiếm , cường quyền bạo hành , giết chóc đầy ải dân lành , làm cho bá tánh lầm than , nhân dân thống khổ mà ngồi yên lo việc tu hành . Lúc ấy phải rứt áo cà sa , khoát chiến bào để cứu dân cứu nước ; nhưng một khi công đã thành , nước nhà được bình yên trở lại thì phải trở về lo việc cày cấy sinh nhai tiếp tục tu hành , mong ngày đắc thành Phật quả , như Ngài đã dạy:

 

" Tăng sĩ quyết chùa am bế cửa

Tuốt gươm vàng lên ngựa xông pha

Đền xong nợ nước thù nhà

Thiền môn trở gót Phật Đà Nam Mô "

 

Trong khi ấy ,nhìn đời sống bên ngoài , ta thấy xã hội băng hoại bởi luân thường đảo lộn , đạo pháp suy đồi vì:

 

" Cảnh trần gian nhiều nổi lao lung

 Việc tu tĩnh ít người hiểu lý. "

 

Ngài dẹp bỏ mê tín dị đoan và bằng lý trí để mà xét đoán:

 

" Nhìn Phật giáo mà tìm cái lý .

Coi tại sao ta phải tu hành"

 

Nên lấy:

" Trí minh mẫn nhìn xem các chuyện

 Phải đừng cho lầm lạc nẽo tà "

 

Chớ:

 " Đừng bạ đâu tin bướng nghe càn

 Làm ngu muội đoạ thân uổng kiếp "

 

Hơn nữa lúc bấy giờ chữ Quốc ngữ nước ta đang ở trong giai đoạn phôi thai , những kinh sách Phật giáo không được dịch nhiều ra Việt ngữ như ngày nay, như Ngài đã nhận xét:

 

" Quá mắc mõ bởi chưng Phạn ngữ

Nên người đời khó kiếm cho ra "

Ngài đã lược giãn, đúc kết các yếu lý uyên thâm vi diệu của Phật Giáo bằng cách

 " rút trong các luật các kinh " để rồi:

 

" Quyết dạy trần nên nói lời thường

Cho sanh chúng đời nay dể biết "

 

Giáo lý của Ngài rất đơn giản, đi ngay vào thực tế, khuyên dạy ngay trong đời sống luân lý gia đình, cách cư xữ giữa người với người trong xã hội, tửc là đem đạo vào đời bởi vì:

 

" Đời không đạo , đời vô liêm sỉ . Đạo không đời , đạo biết dạy ai "

 

Căn bản là " Tu Nhân học Phật "nên Ngài:

 

" Khuyên trai gái học theo Khổng Mạnh

Sách Thánh hiền dạy đạo làm người"

 

Ngài không chấp nệ về hình thức mà đặt nặng ở tấm lòng tức là chữ Tâm . Vì lấy chữ Tâm làm trọng nên việc tu hành của tín đồ PGHH cũng dễ dàng ,không cần đúng nguyên tắc ràng buộc khó khăn, tuỳ theo hoàn cảnh thực tế mà hành đạo như Ngài đã dạy:

 

" Tới với Ta chớ đem đồ cúng

Chỉ đem theo hai chữ thành lòng"

 

Hay là :" Phật chẵng qua dụng chữ tín thành

         Chớ nào dụng hương , đăng , trà , quả"

 

Bởi mọi cử chỉ , hành động tốt xấu của con người đều phát xuất từ  chỗ sâu kín trong tận đáy lòng, tức là nơi Tâm mà ra . Nên trong ta, bao giờ cũng có hai thái cực đối nghịch lẫn nhau. Hai thái cực đó là thiện và ác , chánh và tà , thánh và phàm , Tiên Phật hay Ma Quỷ ....

 

Nếu ta để cho tham , sân , si và những lọc lừa xảo quyệt lan tràn thì lúc đó ta là ma ,là quỷ ; bằng ngược lại nếu kìm hãm khắc chế những điều xấu thì lúc đó ta là Thánh là Tiên là Phật vậy nên ĐT đã dạy:

 

" Cái chữ tâm mà quỷ hay ma

Tiên hay Phật cũng là tại nó

 Việc tu tĩnh biết làm chẵng khó

 Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu"

 

Nên hãy:

 

" Ráng tĩnh tâm dẹp được lòng tà , Thì được thấy Phật Tiên Thần Thánh "

 

Nghĩa là:

 

" Làm gian ác là Quỷ là Ma , Làm chơn chánh là Tiên là Phật"

 

Ngài chủ trương tu nhân học Phật, tức là muốn tu để được quả vị Phật trước hết phải hoàn thành nhân đạo và Ngài còn dạy:

 

" muốn làm tròn đạo Nhân, phải giử vẹn tứ ân nhưng trước hết phải tránh tam nghiệp và chừa thập ác , cũng như muốn làm giàu phải tránh đừng cho thiếu nợ " Bởi:" Nào là luân lý tứ ân

Phải lo đền đáp xác thân mới còn"

 

Và bốn cái ân lớn đó là:

1/ Ân tổ tiên cha mẹ.    

2/ Ân đất nước                                 

3/ Ân tam bảo.        

4/ Ân đồng bào và nhân loại

 

Hay nói một cách khác tín đồ PGHH phải là  một người con hiếu thảo với gia đình tổ tiên ông bà cha mẹ và còn là một công dân tốt trong một quốc gia dân tộc , một trò ngoan đối với Thầy Tổ và Tam Bảo , cuối cùng lả một người hữu ích cho nhân quần xã hội . Được như thế tức là đã hoàn thành giai đoạn tu nhân và chỉ cần bước thêm bước nữa là hoàn thành Phật đạo tức là tiến đến con đường giải thoát vậy.

Kính thưa quý vị ,dù cho:

 

" Quê người lưu lạc bao năm

Nhớ ngày Khai đạo tháng năm cùng về "

 

Theo sự mong mõi của ĐT:

" Cả kêu lớn nhỏ quày vìa

Trên hoà dưới thuận chớ lìa chớ phân"

 

Nên nhân ngảy khai sáng nền đạo PGHH năm nay, chúng tôi cùng quý vị  suy ngẫm về công đức sâu dầy của đấng Tôn Sư cùng những lời giáo huấn của Ngài để cố gắng lo tu hành tinh tấn bằng cách chúng ta hãy dang rộng vòng tay , đùm bọc lẫn nhau và nhất là:

 

" thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cỏi Tây Phương an dưỡng mà học Đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh" như ĐT đã chỉ dạy, hầu thực hiện một:

" Ước mơ thế giới lân Hoà Hảo

 Nhà Phật con Tiên hé miệng cười"

 

Trước khi dứt lời , một lần nữa xin cám ơn chư liệt vị  đã lắng nghe bài nói chuyện của chúng tôi hôm nay, và xin chúc quý vị cùng bửu quyến luôn thân tâm an lạc, đạo quả viên dung.

 

Trận trọng kính chào chư liệt vị .

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô A Di Đà Phật .

 

 TÍN ĐỒ DỰ ĐẠI LỄ KHAI ĐẠO

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 201810:23 CH(Xem: 17075)
Châu Lang: Gần một thế kỷ trôi qua, theo thông lệ hằng năm, cứ mỗi độ Đông tàn tiết trời trở nên se lạnh, hầu hết tín đồ gần xa khắp mọi miền đất nước và đồng đạo hải ngoại đó đây rất hân hoan náo nức,như có sức vô hình thôi thúc tâm hồn ngưỡng vọng dâng cao, hướng về vùng Thánh Địa linh thiêng, hưởng ứng Đại Lễ Kính Mừng Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
19 Tháng Mười Hai 20185:13 SA(Xem: 15575)
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 14434)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 16807)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
06 Tháng Mười Một 20189:37 SA(Xem: 18334)
Nguyễn Bá Thế: "Ngẫm suy tường tận, tinh thần và phong thái của Đức Huỳnh Giáo chủ qua thi văn Sấm giảng của Ngài, thật phải nhận Ngài là hoạt Phật, là nhà cách mạng ái quốc chân chính, là một thi nhân có một tâm hồn trác luyện tuyệt vời …."
24 Tháng Tám 20182:07 SA(Xem: 14820)
Hằng năm cứ mỗi độ thu về, mọi người đều háo hức đón chào ngày lễ “Vu Lan Bồn”, noi theo sự tích Mục Kiền Liên cứu Mẹ.
23 Tháng Sáu 20185:36 SA(Xem: 15527)
Ngày 18 tháng 5 âl là ngày tràn ngập niềm vui, là ngày hằng triệu tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cùng hòa nhịp con tim, hàng hàng lớp lớp lũ lượt về Thành Đô Đạo Đức. Đó là Thánh Địa Hòa Hảo (sảnh đường Kim Sơn Phật),
04 Tháng Sáu 20182:31 CH(Xem: 23265)
Theo thầy Tâm Thành trong ngũ ấm chỉ có sắc ấm là có hình tướng và có giới hạn, còn thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm không có hình tướng và không có giới hạn.
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 43541)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
30 Tháng Giêng 201810:21 SA(Xem: 18078)
Nguyễn Văn Lía: Xưa Đức Phật từng bảo : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh”. Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có tánh Phật. Hiểu như thế nên có người hỏi: Như vậy tại sao chúng sanh chẳng thành Phật ?
100,000