TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 10749)
TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

00
Nguyễn Huỳnh Mai
(trích bản thảo quyển Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc)

Người ta thường nhầm lẫn giữa tu tập (người tu) với làm việc tôn giáo (sinh hoạt trong môi trường tôn giáo).

Người tu có tâm lành, tánh thiện, có sự chân thật, cải sửa, tự cải tiến (self-improvement). Họ tự tu, tự xét, tự sửa, tự giác. Yếu tố cần thiết của một người tu là sự chân thật, ít nhất là với chính mình. Người tu mà thiếu chân thật thì có tu đến vạn kiếp cũng vẫn lẩn quẩn nơi chốn bụi trần. Vì có chân thật họ mới biết dụi mắt, tỉnh táo để tìm đường đi, nếu không họ cũng tưởng là người khác mù mờ như họ. Họ tự gạt mình, lẫn gạt người.

Có quá nhiều người lầm lẫn việc ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, đi chùa, đi nhà thờ, làm phước, đang thờ phượng Chúa, Phật, Thần Linh là đang tu.

Nếu không chân thật thì những sinh hoạt trên của họ chỉ như là một đào hay kép trên sân khấu tôn giáo. Họ hành động ăn nói tôn giáo. Họ dùng lời nói của Phật, của Chúa để ăn, nói, đối thoại, để tự dối mình và dối người. Họ tự tạo ảo giác cho chính mình và người xung quanh để cùng sống với nhau trong sân khấu cuộc đời.

Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.

Sinh hoạt tôn giáo của chúng ta sẽ đem nhiều lợi lạc nếu ta là người biết tu tập cải sửa và chân thật với mình và người xung quanh.

Sự tu tập cải sửa thường xuyên giúp cho ta không đi lạc đường khi sinh hoạt tôn giáo. Sự giác ngộ giúp cho ta sinh hoạt đóng góp vào sự phát triển, phổ biến tôn giáo chứ không lợi dụng tôn giáo làm bức thang đạt danh vọng, lợi lạc cho cá nhân như giáo quyền, chức quyền, chức phẩm tôn giáo.

Sự tu sửa giác ngộ không những đã giúp cho ta không đi sai đường trong môi trường tôn giáo, mà cả những môi trường chánh trị, giáo dục, lẫn kinh tế thương mại.

Tu tập cải sửa, chân thật giúp ta không trở nên một gã lưu manh, một nhà giáo vô lương tâm, một nhà tu tội lỗi, một tên điếm chánh trị, hay một con buôn chuyên lường gạt để lấy tiền.

Tu tập, cải sửa, giác ngộ chẳng những ta bước ra khỏi nghiệp chướng của quá khứ, của thói quen mà ta chấm dứt tạo nên nghiệp xấu cho tương lai.

Xin đón đọc Nhật Ký Tâm Linh 12: TỪ TÂM BÁC ÁI tại

http://nguyenhuynhmai.com


 

 01

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 15275)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
06 Tháng Mười Một 20189:37 SA(Xem: 16602)
Nguyễn Bá Thế: "Ngẫm suy tường tận, tinh thần và phong thái của Đức Huỳnh Giáo chủ qua thi văn Sấm giảng của Ngài, thật phải nhận Ngài là hoạt Phật, là nhà cách mạng ái quốc chân chính, là một thi nhân có một tâm hồn trác luyện tuyệt vời …."
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 41268)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 16936)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
13 Tháng Giêng 201812:01 SA(Xem: 6510)
Nguyễn Châu Lang Đã gần một thế kỷ trôi qua. Theo thông lệ hằng năm, Thánh lễ mừng Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ lần 98, được trọng thể cử hành tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, An Hòa Tự
15 Tháng Sáu 20172:56 CH(Xem: 14805)
Tôi có duyên đặc biệt với PGHH. Trong 25 năm qua tôi đọc khá nhiều tài liệu về PGHH, làm việc với nhiều tín đồ PGHH ở hải ngoại và trong nướ
19 Tháng Tư 20174:02 CH(Xem: 17379)
Lê Yến Dung: Nhân kỷ niệm năm thứ 70, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt (16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi). Chúng tôi xin nhắc nhở những cống hiến quí giá của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đất nước Việt Nam, và nhân loại quần sanh.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 17191)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 16804)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 20049)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
100,000