TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

25 Tháng Hai 202010:43 SA(Xem: 10778)
TU TẬP, CẢI SỬA KHÁC VỚI SINH HOẠT TÔN GIÁO

00
Nguyễn Huỳnh Mai
(trích bản thảo quyển Phật Giáo Hòa Hảo: Tâm Đạo Dân Tộc)

Người ta thường nhầm lẫn giữa tu tập (người tu) với làm việc tôn giáo (sinh hoạt trong môi trường tôn giáo).

Người tu có tâm lành, tánh thiện, có sự chân thật, cải sửa, tự cải tiến (self-improvement). Họ tự tu, tự xét, tự sửa, tự giác. Yếu tố cần thiết của một người tu là sự chân thật, ít nhất là với chính mình. Người tu mà thiếu chân thật thì có tu đến vạn kiếp cũng vẫn lẩn quẩn nơi chốn bụi trần. Vì có chân thật họ mới biết dụi mắt, tỉnh táo để tìm đường đi, nếu không họ cũng tưởng là người khác mù mờ như họ. Họ tự gạt mình, lẫn gạt người.

Có quá nhiều người lầm lẫn việc ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, đi chùa, đi nhà thờ, làm phước, đang thờ phượng Chúa, Phật, Thần Linh là đang tu.

Nếu không chân thật thì những sinh hoạt trên của họ chỉ như là một đào hay kép trên sân khấu tôn giáo. Họ hành động ăn nói tôn giáo. Họ dùng lời nói của Phật, của Chúa để ăn, nói, đối thoại, để tự dối mình và dối người. Họ tự tạo ảo giác cho chính mình và người xung quanh để cùng sống với nhau trong sân khấu cuộc đời.

Người muốn tu, sửa thật sự, muốn bước vào con đường giác ngộ trong đời sống cần tự phân biệt lúc nào mình tu tập cải sửa và lúc nào mình hành sử sinh hoạt tôn giáo.

Sinh hoạt tôn giáo của chúng ta sẽ đem nhiều lợi lạc nếu ta là người biết tu tập cải sửa và chân thật với mình và người xung quanh.

Sự tu tập cải sửa thường xuyên giúp cho ta không đi lạc đường khi sinh hoạt tôn giáo. Sự giác ngộ giúp cho ta sinh hoạt đóng góp vào sự phát triển, phổ biến tôn giáo chứ không lợi dụng tôn giáo làm bức thang đạt danh vọng, lợi lạc cho cá nhân như giáo quyền, chức quyền, chức phẩm tôn giáo.

Sự tu sửa giác ngộ không những đã giúp cho ta không đi sai đường trong môi trường tôn giáo, mà cả những môi trường chánh trị, giáo dục, lẫn kinh tế thương mại.

Tu tập cải sửa, chân thật giúp ta không trở nên một gã lưu manh, một nhà giáo vô lương tâm, một nhà tu tội lỗi, một tên điếm chánh trị, hay một con buôn chuyên lường gạt để lấy tiền.

Tu tập, cải sửa, giác ngộ chẳng những ta bước ra khỏi nghiệp chướng của quá khứ, của thói quen mà ta chấm dứt tạo nên nghiệp xấu cho tương lai.

Xin đón đọc Nhật Ký Tâm Linh 12: TỪ TÂM BÁC ÁI tại

http://nguyenhuynhmai.com


 

 01

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 20159:12 CH(Xem: 20031)
Người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo là Đức Huỳnh Giáo Chủ, do nhu cầu truyền giáo của mình, cũng đã có phần đóng góp rất lớn trong công cuộc truyền bá này.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 30224)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
15 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 12523)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
06 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 15149)
Những buổi sinh hoạt của chư vị đồng đạo PGHH không nặng phần thờ cúng, và luôn luôn có phần đọc «Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý», nhằm nhắc nhở mọi người nhớ những lời dạy dỗ, khuyên bảo, khuyến tu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đây chính là điểm quan trọng.
26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 14598)
Vị giáo chủ, có một không hai, của dân tộc không chỉ đã thấu triệt giáo lý của Phật, nhưng đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực của Phật trong việc sáng lập ra và dẫn dắt Phật Giáo Hòa Hảo trên con đường xây dựng lại đất nước, xây dựng lại con người, và xây dựng lại xã hội Việt Nam.
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 13212)
Người tu chân chánh đi theo Phật luật. Chính Phật luật giúp cho họ đi đúng đường vì mỗi giờ mỗi khắc họ đều tự giác, tự nhắc nhở trong mỗi hành vi, cử chỉ, mỗi tư tưởng đưa tới hành động.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 26479)
Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao?
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21278)
Bài: Trương Văn Thạo- Photo: Trần Quốc Sĩ- Đức Từ, Bi, Hỷ, Xả gọi chung là “Tứ vô Lượng Tâm” của Đức Phật. Quý Chư Phật, Chư Bồ Tát thường rộng độ chúng sanh vì tình thương bao la vô tận, vô bờ bến nên lòng Từ Bi và đức Hỷ Xã của quý Ngài thường chiếu sáng như mặt Trời mặt Trăng xuống khắp cả muôn loài vạn vật.
03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 16053)
Trên con đường tu tập, sự nhìn thấy sai lầm của mình là một điều vô cùng khó khăn. Tu tập, tiến hóa, thấy, biết, cải sửa là cả một tiến trình cần thời gian.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14483)
Đức Thầy đã dạy tín đồ, dạy chúng sanh, không phân biệt tôn giáo từ bước một tất cả những căn bản mà con người cần có, cần biết, và cần hiểu để chung sống với nhau một cách đầy nhân ái. Sống với đầy đủ đức tin nhân ái dồi dào tình thương mới tạo dựng được một quốc gia, một thế giới hòa bình ấm no hạnh phúc.
100,000