TỪ BI KHÔNG THỂ THIẾU ĐỊNH VÀ HUỆ

23 Tháng Ba 202310:08 CH(Xem: 2510)
TỪ BI KHÔNG THỂ THIẾU ĐỊNH VÀ HUỆ


1 Nguyen Huynh MaiĐồng đạo Nguyễn Huỳnh Mai chia sẻ kinh nghiệm tu học trong giờ giáo lý 

Nguyễn Huỳnh Mai

(Bài chia sẻ trong giờ Giáo Lý vào sáng Chủ Nhật 19-3-2023, tại  Hội quán Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California)

Làm sao người tu có khả năng đối phó với đời?

Tu để cho mình giác ngộ đã khó, mà tu phục vụ để cùng người khác giác ngộ còn khó hơn.

Có nên bỏ cuộc chăng? Nếu bỏ cuộc thì mình chỉ lo tu một mình vì không có khả năng giúp cho người.

Làm sao để có khả năng giúp cho người?

Con đường phục vụ quả là con đường mới mẻ như chưa từng đi? Phải chăng ta đã quên mất những khó khăn trong việc phục vụ đạo và đời, sau khi gặp phải bao nhiêu nỗi trở ngại từ tinh thần cho đến vật chất? Từ thân bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Từ bị những kẻ giả danh hay nặc danh tấn công, chụp mủ, bôi nhọ trên Internet, Facebook, e-mail, hay trên các phương tiện truyền thông khác .

Những khó khăn đã trải qua từ đời lẫn đạo vì đời đạo song tu.

Con đường đi càng lúc càng khó vì hành giả muốn phục vụ đạo, phục vụ đất nước, nhưng chưa đủ nội lực để đối phó với những bộ óc hiểm độc không đơn thuần. Hành giả cần phải siêng năng tu tập, thiền quán, gia tăng nghị lực trì chí tu hành phát triển chánh định huệ mới có đủ khả năng đối phó với những trở ngại và khó khăn gặp phải trên con đường hành đạo.

Cần phát triển khả năng chân chánh, không lùi bước trước mọi áp lực, dù quỷ quyệt, gian xảo đến đâu cũng không làm ta thối chí, thối lui hay đổi đường đi lệch hướng mà ta đã dày công theo đuổi.

Lúc nào, dù ở hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ Chánh Niệm, luôn tiến tới trên con đường Chánh Đạo, trong sáng, chánh đáng, hữu lợi cho tha nhân, cho thế giới đại đồng, chứ không để cho những người bất chánh gây áp lực đè bẹp đối với ta.

Chánh Đạo muốn vững, ta cần củng cố niềm tin vững chắc vào đấng thiêng liêng.

Ta không thể không bị xoay chiều đổi hướng nếu thiếu “định”. Định ở đây phải là cái định thường trực. Chỉ có ở thể định ta mới nghe thấy, nhìn mọi sự việc xảy ra quanh ta một cách rõ rệt để có khả năng ứng phó như thế nào cho tâm chân chánh, sự chọn lựa con đường chánh đạo của ta không thay đổi.

Chỉ có sống thường xuyên trong thể định tâm, giữ chánh niệm, đi trong chánh đạo thì ta mói có khả năng phát huệ được như lời Đức Thầy đã dạy trong quyển Tư: Giác Mê Tâm Kệ do Ngài viết ngày 20 tháng 9 năm Kỷ Mão 1939 tại làng Hòa Hảo (câu 361-362).

Nếu ai mà biết chữ tu trì,

Tâm bình tịnh được thì phát huệ.

Khi sống trong chánh định, không thay đổi con đường, lập trường cũng như thái độ đã chọn trong đời sống thì tâm ta mới được trong sáng như đài nguyệt kiến. Lúc đó khả năng Huệ như một ngọn đèn được thắp sáng trong ta.

Chỉ khi nào đạt được Huệ, con người mới đủ sức mạnh để không bị thay chiều đổi hướng hoặc thối lui trước các áp lực trong cuộc sống đời đạo song tu của mình.

Chỉ có Huệ ta mới không bị xô ngã dễ dàng vì sự yếu đuối của lòng từ bi hoặc vì thiếu trí, dũng.

Người tu cần nhứt là lòng từ bi để mở trái tim mới mong bước vào đường đạo, nhưng nhiều lúc chính lòng từ bi đặt sai chỗ đã khiến bao người tu ngã ngựa giữa đường.

Muốn tiếp tục tu tập, cải sửa để hành đạo, ta cần phát triển lòng từ bi, nhưng quan trọng nhất phải có định và huệ. Nếu không có định, huệ, có lúc ta sẽ té nhào như khi bị đối phương nhắm trúng vào lòng Từ Bi mà thiếu Định, Huệ của ta.

Chúng ta, tìn đồ của Phật giáo Hòa Hảo, muốn không đi sai đường cần thường xuyên nhắc lại lời Đức Thầy đã dạy qua bài  “Trong việc tu thân xử kỷ” do Ngài viết tại Bạc Liêu năm Nhâm ngũ 1942:

“Người học Đạo muốn mở-mang trí-huệ cần phải tìm phương-pháp diệt cái vô-minh (tối-tăm ngu-muội).

Muốn diệt cái vô-minh trước phải điêu-luyện khối tinh-thần cho mạnh-mẽ đặng tự lập con đường rõ-ràng, duy nhất của mối Đạo mình đang học để lấy đó làm cương-mục mà bài trừ những thành-kiến, cố chấp, thói quen, sự chần chờ, lòng ham muốn, tánh kiêu-ngạo, tật-đố, gièm-siểm, dua-nịnh, ích-kỷ tư tâm, sự gây gổ, mê đắm trong bể dục-tình và sự phiền-não nó làm cho náo loạn cõi lòng. Nên bài trừ được nó rồi trí huệ tất mở-mang vậy.

          Người có tâm nếu không tập suy-gẫm cho mở trí thì hay dễ bị lường gạt.

          Người có trí mà vô tâm thì hay xảo trá. Nên trí và tâm người học Đạo cần tìm cách làm cho nó được phát-triển cả hai để lấy tâm làm chủ trì mọi việc, lấy trí mà phán xét mọi việc trước khi ta sắp đưa cho tâm chủ trì. Được như thế chắc-chắn ta học Đạo mau thành công đắc quả.”

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật

8 hoi quan PGHH Nam Cali
 Đồng đạo Mai Thị Huyền  và 4 Đồng đạo Nguyễn Thị Kim, diễn ngâm Sấm giảng
Một buổi sinh hoạt tại Hội quán PGHH/Miền Nam California tại 2114 Mc Fadden, Sata Ana, CA  92704, Hoa Kỳ.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Hai 20159:12 CH(Xem: 19859)
Người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo là Đức Huỳnh Giáo Chủ, do nhu cầu truyền giáo của mình, cũng đã có phần đóng góp rất lớn trong công cuộc truyền bá này.
04 Tháng Giêng 201511:04 SA(Xem: 29960)
Đồng đạo Trần Phú Hữu trả lời cho đồng đạo Nguyễn Hoài Ân
15 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 12447)
Lễ Vu-Lan còn gọi là Vu-Lan bồn, là một lễ lớn của Phật-Giáo. Phật-Giáo Hòa-Hảo của chúng ta cũng phát-xuất từ Đạo Phật , thế nên hằng năm chúng ta cũng tổ-chức ngày lễ nầy.
06 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 15076)
Những buổi sinh hoạt của chư vị đồng đạo PGHH không nặng phần thờ cúng, và luôn luôn có phần đọc «Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý», nhằm nhắc nhở mọi người nhớ những lời dạy dỗ, khuyên bảo, khuyến tu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đây chính là điểm quan trọng.
26 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 14520)
Vị giáo chủ, có một không hai, của dân tộc không chỉ đã thấu triệt giáo lý của Phật, nhưng đã thể hiện trọn vẹn tinh thần đại từ, đại bi, đại hùng, đại lực của Phật trong việc sáng lập ra và dẫn dắt Phật Giáo Hòa Hảo trên con đường xây dựng lại đất nước, xây dựng lại con người, và xây dựng lại xã hội Việt Nam.
06 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 13133)
Người tu chân chánh đi theo Phật luật. Chính Phật luật giúp cho họ đi đúng đường vì mỗi giờ mỗi khắc họ đều tự giác, tự nhắc nhở trong mỗi hành vi, cử chỉ, mỗi tư tưởng đưa tới hành động.
18 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 26257)
Có thời gian ngồi lại, ngẫm nghĩ về cuộc sống của con người hằng ngày, ai ai cũng phải tất bật từ sáng đến tối lo cho những nhu cầu của cuộc sống gia đình và bản thân. Có ai luôn tự hỏi trong lòng, khi mình nói hoặc làm một việc gì đó thì cảm nhận của người khác sẽ ra sao?
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 21190)
Bài: Trương Văn Thạo- Photo: Trần Quốc Sĩ- Đức Từ, Bi, Hỷ, Xả gọi chung là “Tứ vô Lượng Tâm” của Đức Phật. Quý Chư Phật, Chư Bồ Tát thường rộng độ chúng sanh vì tình thương bao la vô tận, vô bờ bến nên lòng Từ Bi và đức Hỷ Xã của quý Ngài thường chiếu sáng như mặt Trời mặt Trăng xuống khắp cả muôn loài vạn vật.
03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 15954)
Trên con đường tu tập, sự nhìn thấy sai lầm của mình là một điều vô cùng khó khăn. Tu tập, tiến hóa, thấy, biết, cải sửa là cả một tiến trình cần thời gian.
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 14419)
Đức Thầy đã dạy tín đồ, dạy chúng sanh, không phân biệt tôn giáo từ bước một tất cả những căn bản mà con người cần có, cần biết, và cần hiểu để chung sống với nhau một cách đầy nhân ái. Sống với đầy đủ đức tin nhân ái dồi dào tình thương mới tạo dựng được một quốc gia, một thế giới hòa bình ấm no hạnh phúc.
100,000