Đồng Đạo, Đồng Hành hay Sự Liên Hệ Vô Hình Không Dứt Được

03 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 16715)
Đồng Đạo, Đồng Hành hay Sự Liên Hệ Vô Hình Không Dứt Được
new_year_flower_2012_19-content



Trên con đường tu tập, sự nhìn thấy sai lầm của mình là một điều vô cùng khó khăn.
Tu tập, tiến hóa, thấy, biết, cải sửa là cả một tiến trình cần thời gian. Mau hay chậm là tùy theo sự giác ngộ và biết sám hối, cải sửa.

Thấy sai lầm của mình ở mỗi một giai đoạn tiến hóa giúp cho ta đẩy thêm một cánh cửa ngục nặng ngàn cân. Phải có ý chí, nội lực, tâm lực, và sức lực cộng với sự quả cảm ta mới có khả năng đó.

Vì sao cần có sự quả cảm mới có thể xô ngã được từng cửa ngục để bước dần đến ánh sáng của tuệ giác?

Vì có bao nhiêu người thấy biết lỗi lầm mà biết chấp nhận. Họ thường bao che và ngụy biện để rồi sẽ che lấp hết lỗi lầm của mình bằng biết bao lý do để tự bào chữa cho mình.

Nếu không có dũng cảm chấp nhận khi thấy biết lỗi lẫm của mình và hùng dũng cải sửa để mở cửa ngục buông bỏ sự nhát hèn, tự ái, tự cao, tự đại của mình, thì con đường tu tập phải chăng sẽ lỡ dỡ, hụt hẫng, và ta ôm cái ta vĩ đại nhưng đầy sai lầm nặng ngàn cân đó đi trọn con đường còn lại của mình một cách khó khăn lẫn mù quáng.

Để không hối tiếc ta phải nhanh nhẹn bắt chụp lấy cái thấy trong tíc tắc sai lầm ngu muội của mình và đừng bỏ lỡ cơ hội và lấy hết sức lực đẩy nhanh cánh cửa ngục tù ngu muội của mình. Ta sẽ thấy được kết quả của một công trình tu tập đầy hữu lợi cho ta và người.

Đồng đạo là những người đã chọn và đi chung một con đường tiến tới chân lý. Cùng đi, cùng tu tập nhưng kẻ đến trước người đến sau, kẻ thấy trước người thấy sau, và đã là đồng đi, đồng tu, đồng tiến, người đi trước phải có bổn phận dắt dìu người đi sau.

Đã gọi là đồng đạo thì là có thiện duyên để tu tập theo một pháp tu, một giáo lý, một con đường, một Giáo Chủ. Tất cả đều có một cộng nghiệp ràng buộc bằng tâm linh, bằng một nghiệp lực. Phải cùng nhau chia sẻ khó khăn tu tập để giải trừ nghiệp lực đó để cho con đường tìm chân lý bất phân càng lúc càng sáng tỏ đem hữu lợi cho dân tộc và đạo pháp.

Ta và đồng đạo không có con đường riêng rẽ mà phải cùng bước trên con đường độc đạo. Mỗi người tu tập, độc hành trên một con đường chung phục vụ dân tộc, con người để tiến tới chân lý bất phân hòa đồng bất giai bất biến.

Vì thế tuy cô đơn mà không cô đơn, tuy độc hành mà lại đồng hành. Cô đơn, độc hành, độc đạo để tự tu tự tiến, nhưng muốn phục vụ con người thì phải đồng hành, đồng tu đồng tiến, để phục vụ cho Đại Ngã - một thế giới đại đồng nhất thể.

Ta cô đơn để tu, để sửa, nhưng khi tu và sửa rồi ta phải tiến đến phục vụ cho tha nhân vì con đường tu của ta không phải nhằm chỉ hữu lợi cho tiểu ngã, cho một mình ta, mà cho một thế giới nhỏ gọi là “đồng đạo, đồng hành” để bước tới phục vụ một thế giới rộng lớn hơn là “Đại Đồng.”


Vì thế ta và người tuy khác mà không khác, tuy xa mà gần, tuy riêng mà chung. Ta cần người cũng như người cần ta.

Một sự liên hệ vô hình không dứt được!

Nguyễn Huỳnh Mai
trích "Nhật Ký Tâm Linh 5: TÂM ĐẠO DÂN TỘC
http://nguyenhuynhmai.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Giêng 20179:33 CH(Xem: 22022)
Đạo là gì? Đạo (道) theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi; còn nghĩa bóng mang khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến mục tiêu hay lý tưởng nào đó.
13 Tháng Giêng 201711:32 SA(Xem: 28281)
Đạo Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng từ năm Kỷ Mão (1939) trong dòng lịch sử cận đại của dân tộc, một nền đạo quy nguyên Phật pháp, không chuộng hình tướng lễ mễ, cốt yếu hướng về tâm, chủ trương nhập thế tích cực phù hợp với phong hóa nhân sinh.
13 Tháng Giêng 201711:20 SA(Xem: 25937)
Ngày 25 tháng 11 âm-lịch năm Kỷ-Mùi (15-01-1920), một hài-nhi ra đời tại Miền Nam nước Việt, và 19 năm sau đó trở thành Giáo-Chủ của một tôn-giáo lớn. Đó là Đức Huỳnh Giáo-Chủ, người đã khai-sáng nền Đạo Phật-Giáo Hòa-Hảo, một nền Đạo dân-tộc đã tạo ra những đổi thay lớn-lao trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam và đóng một vai-trò quan-trọng không những trong sinh-hoạt tín-ngưỡng mà còn trong lịch-sử đấu-tranh nước nhà
30 Tháng Mười Một 20168:32 CH(Xem: 18487)
Ngày nay, chúng ta được cơ hội thuận lợi hơn nhiều, tuy chưa hoàn toàn tự do như ý. Nhưng về vật chất và điều kiện sống đã tiến bộ đáng kể hơn xưa.
25 Tháng Mười Một 20166:50 SA(Xem: 18382)
Trần văn Lợi: Đối với bậc vĩ nhân, tinh thần biết khổ còn là động lực thúc đẩy họ thực hiện sứ mạng cứu thế. Nhìn cảnh “Bể trần sóng cuộn lao xao” Đức Huỳnh Giáo Chủ đã từng “Xông thuyền bát nhã lướt vào một phen”
28 Tháng Chín 201610:40 CH(Xem: 24446)
Nguyễn Trung Trực là một vị anh hùng dân tộc đã hi sinh anh dũng cho nghĩa cả cứu nước, cứu dân. Tên thật là Nguyễn Văn Lịch, thường gọi Chơn, sinh năm 1837
16 Tháng Chín 201611:21 CH(Xem: 23663)
Sao gọi là Chức Sắc? - Chức là quyền tước có đẳng cấp, thuôc về bực trên trong một cơ quan hay một tổ chức (đời hoặc đạo). - Sắc là tài giỏi có năng lực, có trí huệ.
17 Tháng Tư 20166:12 SA(Xem: 26745)
Kể từ ngày ra mở Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, 18-5-Kỷ mão (4-7-1939), đến ngày thọ nạn ra đi (25-2 nhuần-Đinh hợi, 16-4-1947), Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ đã xả thân cống hiến ơn cứu khổ cứu nạn cho thế gian 7 năm 10 tháng 12 ngày, trong đó, gần 6 năm thuần túy hoằng pháp và non 2 năm dấn thân cứu quốc.
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 26907)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
07 Tháng Sáu 201510:35 CH(Xem: 23223)
Một khi tất cả niềm tin yêu không còn hiện diện trong lòng, con người sẽ cảm thấy mình chẳng còn nghị lực để sống nữa. Lúc đó họ chỉ thấy trước mắt một màu đen lạnh lùng, không một điểm nương tựa, không một nẽo về.
100,000