Lời Phát Biểu của Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ ngày Đại Lễ tại Toronto 2013

06 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 15135)
Lời Phát Biểu của Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ ngày Đại Lễ tại Toronto 2013

dai_le_toronto_2013-content

Lời Phát Biểu của VP.PHTQ.CANADA

Đại Hội PGHH & Đại Lễ Khai Đạo 18/5 tại Toronto, Canada

Chủ Nhựt 30.6.2013






Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính thưa

- Quí vị Quan Khách và Thân Hào Nhân Sĩ

- Quí vị Cố-Vấn và Trị Sự Viên Ban Trị-Sự Trung-Ương PGHH Hải-Ngoại.

- Quí vị Ban Trị-Sự và Ban Đại-Diện địa-phương.

- Quí vị Đồng đạo PGHH hải-ngoại.


Lời nói đầu tiên của chúng tôi là kính chào mừng chư liệt vị đến tham dự Đại Hội PGHH và Đại Lễ Khai Đạo PGHH tại Toronto, Canada hôm nay.

Kính chúc mừng sự thành công mỹ mãn của Đại Hội PGHH và Đại Lễ Khai Đạo PGHH 18/5 năm Kỹ Mão 1939.


Sự lớn mạnh của tổ chức Giáo-Hội Phật-Giáo Hòa-Hảo tại Hải Ngoại nói lên tinh thần phụng sự quốc gia dân tộc của Đức Huỳnh Giáo Chủ cũng như của hơn nhiều triệu tín đồ PGHH khắp nơi tại hải ngoại.


Trong khoảng thời gian khai đạo của PGHH, một số không ít các tăng sĩ Phật Giáo đã không làm tròn chức năng hoằng dương chánh pháp, cũng như không có đủ các bậc tăng tài để xiển dương sự vi diệu nhiệm mầu của chánh pháp của Đức Thế Tôn Thích Ca Mưu Ni.


Để đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của đại khối quốc gia dân tộc, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khai sáng đạo PGHH để mang ánh sáng «Từ Bi & Trí Tuệ» của đạo Phật đến khắp quần chúng từ thành thị cho đến nông thôn.


Các bài giảng giáo lý PGHH thấm sâu vào tâm của người dân, nhất là người dân miền nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, cao siêu nhưng giản dị, uy vũ nhưng nhẹ nhàng. Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên mọi người ăn ngay ở hiền, khuyến thiện, học Phật tu nhân, tu nhân tích đức, báo tứ trọng ân. Những bài giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ không những có giá trị trong khoảng thời gian khai sáng đạo, mà các bài giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ vẫn có giá trị vô cùng cho thế hệ chúng ta hôm nay, và các thế hệ sau này. Đây chính là điểm hết sức quan yếu. Tại sao vậy? Nền đạo lý PGHH có được truyền bá sâu rộng trong các thế hệ mai sau, nhất là thế hệ trẻ tại hải ngoại, sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Đức Huỳnh Giáo Chủ mới được sáng tỏ, bền lâu và đem lại lợi ích vô biên cho mọi người dân Việt chúng ta, đang sống trong cảnh tha hương. Sống trong cảnh tha hương mà có được nền giáo lý PGHH trong sáng, không mê tín, dễ hiểu, dễ hành, mọi người như có bản đồ, có la bàn, khỏi phải rơi vào đêm tối của vô minh, mê tín, tà kiến đầy dẫy trong các chùa hiện nay, trong cũng như ngoài nước.


Điều cốt yếu mà Đức Huỳnh Giáo Chủ luôn luôn nhắc tới trong tất cả các bài giảng, đó là học Phật tu nhân, tu nhân tích đức. Trong mọi hoàn cảnh đều tu được, tu không cần cạo tóc, chỉ cần cạo cái tâm phàm phu, tu tại gia là bậc nhất, không cần phải lập chùa, không cần phải đi chùa, không cần thờ hình tượng, không cần các nghi lễ cúng kiến rườm rà, phức tạp, nặng tính chất mê tín dị đoan. Sách có câu: Thứ nhứt thì tu tại gia. Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.


Thêm nữa, các phần nghi lễ PGHH trong đời sống dân gian như quan hôn tang tế đều rất giản dị, hợp tình, hợp lý, không cầu kỳ, không tốn kém. Phần tiền bạc thay vì phung phí trong các nghi lễ nói trên, Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên dạy mọi người nên cứu tế những người nghèo khó, giúp họ qua cơn khốn khó và sau đó, chuyên tâm dẫn dắt họ về với nguồn đạo. Đây chính là điểm son của đạo PGHH mà mọi người đồng hương sống trong thế kỷ này, dù trong nước hay ngoài nước, cần nên lưu tâm phát huy để đời sống tâm linh của con người được an lạc và hạnh phúc.


Chính tư tưởng «Phật Tức Tâm, Tâm Tức Phật» được Đức Huỳnh Giáo Chủ đặc biệt chú trọng và giảng dạy trong tất cả các bài giảng. Đó chính là cốt tủy của giáo lý Đạo Phật vậy.


Những buổi sinh hoạt của chư vị đồng đạo PGHH không nặng phần thờ cúng, và luôn luôn có phần đọc «Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý», nhằm nhắc nhở mọi người nhớ những lời dạy dỗ, khuyên bảo, khuyến tu của Đức Huỳnh Giáo Chủ. Đây chính là điểm quan trọng. Chư vị đồng đạo PGHH có thấm nhuần lời giảng dạy hết sức cao siêu của Đức Huỳnh Giáo Chủ, qua hình thức thi văn kệ đơn giản, mộc mạc, thì nền đạo đức mới vững bền lâu dài được và đạo PGHH luôn luôn phát triển về phẩm chất cũng như về số lượng, xứng đáng là một tôn giáo duy nhất «thuần Việt». Thuần Việt có nghĩa là vị giáo chủ PGHH là một người Việt siêu phàm xuất chúng, tạo lập ra một nền đạo lý phụng sự quốc gia và dân tộc Việt.


Sau hết, chúng tôi rất hân hạnh được tham dự Đại Hội và Đại Lễ Khai Đạo 18/5 hôm nay, xin có đôi lời bày tỏ, kính mong duyên hội ngộ này được phát triển. Một lần nữa, kính chúc toàn thể chư liệt vị cùng quí bửu quyến, thân tâm thường an lạc, nền đạo PGHH được phát triển vững bền, đem lại lợi ích không thể nghĩ bàn cho thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau. Xin nhấn mạnh đến các thế hệ mai sau.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật

Kính chào chư liệt vị

 

Tỳ-Khưu Thích-Chân-Tuệ

Chủ-Nhiệm VP.PHTQ.CANADA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Hai 201811:43 CH(Xem: 13097)
Lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống đã được diễn ra tại khu vực của “Thuộc địa Plymouth”, khoảng thế kỷ 16, 17 của một tộc người Pilgrim thuộc Anh Quốc.
06 Tháng Mười Một 20189:48 SA(Xem: 15273)
Lê Yến Dung: Mỗi năm cứ vào ngày 21 Tháng Chín, mọi người như một, đều không quên một sự kiện lịch sử trọng đại, con đường chính trị mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cống hiến cho đất nước Việt Nam. Đó là việc Đức Huỳnh Giáo Chủ đã đề xướng thành lập: Đảng chính trị “Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.”
06 Tháng Mười Một 20189:37 SA(Xem: 16599)
Nguyễn Bá Thế: "Ngẫm suy tường tận, tinh thần và phong thái của Đức Huỳnh Giáo chủ qua thi văn Sấm giảng của Ngài, thật phải nhận Ngài là hoạt Phật, là nhà cách mạng ái quốc chân chính, là một thi nhân có một tâm hồn trác luyện tuyệt vời …."
18 Tháng Ba 20189:49 CH(Xem: 41260)
Châu Lang: Quyển Kim Cổ Kỳ Quan là phẩm kinh chín bổn được Ông Ba Nguyễn Văn Thới sáng tác, chia thành hai đợt trong vòng 12 năm, (từ 1907 đến 1919) viết cách nay trên dưới 100 năm.
27 Tháng Giêng 20187:24 SA(Xem: 16934)
Lê Minh Triết: Gần ngót một thế kỷ trôi qua, ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi 1919, tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, bổng xuất hiện một vị Phật từ Phật quốc lâm phàm, thế danh Ngài là Huỳnh Phú Sổ, thân sinh của Ngài là Đức Ông Huỳnh Công Bộ và Đức Bà Lê Thị Nhậm.
13 Tháng Giêng 201812:01 SA(Xem: 6508)
Nguyễn Châu Lang Đã gần một thế kỷ trôi qua. Theo thông lệ hằng năm, Thánh lễ mừng Đản sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ lần 98, được trọng thể cử hành tại Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, An Hòa Tự
15 Tháng Sáu 20172:56 CH(Xem: 14804)
Tôi có duyên đặc biệt với PGHH. Trong 25 năm qua tôi đọc khá nhiều tài liệu về PGHH, làm việc với nhiều tín đồ PGHH ở hải ngoại và trong nướ
19 Tháng Tư 20174:02 CH(Xem: 17374)
Lê Yến Dung: Nhân kỷ niệm năm thứ 70, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vắng mặt (16-4-1947 nhằm ngày 25 tháng 2 nhuần năm Đinh Hợi). Chúng tôi xin nhắc nhở những cống hiến quí giá của Đức Huỳnh Giáo Chủ cho đất nước Việt Nam, và nhân loại quần sanh.
22 Tháng Ba 20179:07 SA(Xem: 17185)
Châu Lang: Pháp nạn càng uẩn khúc gian truân, thời gian trông đợi càng lâu xa, thì niềm tin lạc quan hy vọng hướng về Thầy Tổ càng thêm cơ hội được củng cố gia tăng.
20 Tháng Hai 20179:45 CH(Xem: 16802)
Một điều quan trọng mà cho đến nay vẫn ít được người ta nhắc đến, đó là sự thành công của vị Giáo chủ trong việc tôn thờ hình tượng Nguyễn Trung Trực (gốc Việt) để thay cho hình tượng Quan Thánh Đế Quân (gốc Tàu) trong tâm thức người Việt.
100,000