Chợ Trên Núi Ở An Giang

07 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 17868)
Chợ Trên Núi Ở An Giang
img_5294-content
Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh An Giang, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, ở khu vực Vồ Đầu trên Nuí Cấm, có một ngôi chợ rất đặc biệt, Ngôi chợ này toàn người Khmer tập trung nhóm chợ buôn bán vào buổi sáng. Báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh ngôi chợ này qua đoạn ký sự như sau.

Chợ nhóm họp hằng ngày từ 8-11 giờ trên con đường chạy dài dưới chân chùa Vạn Linh, bên cạnh tượng Phật Thích Ca Di Lạc...

Tờ mờ sáng, từ các nẻo dưới chân núi, họ gánh những gánh hàng nặng trĩu lên núi bán. Gánh hàng chẳng có món nào có giá trị lớn, đa phần là rau củ, trái cây cùng một số ít cá, thịt, hột gà... phục vụ cho bữa ăn hằng ngày của người dân xứ núi.

Thực phẩm đựng trong rổ, thúng bằng tre hoặc thau nhôm gánh bằng 2 chiếc gióng. Họ ngồi đối diện nhau, ở giữa là lối đi nhỏ để khách qua lại mua hàng. Đòn gánh dùng để gánh hàng được xếp gọn gàng, có người đem kê làm... ghế ngồi. 

Thường chợ họp với tất cả...52 cây đòn gánh, nhưng cũng có hôm số lượng đòn gánh giảm đi do người chủ bị bệnh hoặc bận đi việc khác... Gọi là chợ nhưng vốn của mỗi gánh hàng chưa tới vài trăm nghìn đồng. Ở đây có một "điều luật bất thành văn" là không cố định chỗ ngồi, ai đến trước ngồi bán trước, ai đến sau ngồi bán sau. Ai bán hết hàng về trước, đến 11 giờ thì tan chợ. Người còn hàng thì gánh vào các xóm ấp bán.

Trung bình mỗi ngày, những người buôn bán phải gánh gánh hàng nặng đi 7-8 cây số từ dưới chân lên gần đỉnh núi họp chợ. Tới nơi, ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Nhiều bữa gặp mưa, đường trơn họ phải nhấc từng bước một để khỏi bị trợt té. Trời nắng thì ngột ngạt muốn đứt hơi, nhưng không ai dám ngồi nghỉ vì phải bán cho kịp buổi chợ, trưa quá chợ tan chẳng còn ai mua hàng.

Chị Néang Thon mới 40 tuổi mà tóc đã bạc, gương mặt hốc hác trông như người 60 tuổi. "Nhà mình ở dưới chân núi, từ 4 giờ sáng đã phải gánh củ quả ra đây nhóm chợ. Đã 4 năm nay ngày nào mình cũng phải gánh như thế, gánh mãi 2 vai chai hết trơn. Chồng bệnh rồi mất, mình nuôi 3 đứa con còn tuổi ăn, tuổi học. Ở đây đi học vất vả lắm. Mình ráng đi bán mỗi ngày kiếm 40- 50 ngàn đồng lo cho chúng", chị Néang Thon nói.

Ghé lại gánh rau rừng, em Thạch Thị Phi (16 tuổi), hai tay đầy vết xước. Từ ngày mẹ mất, chiều nào Phi cũng phải vào rừng hái rau để sáng mang ra chợ bán kiếm tiền cùng ba nuôi 2 em đi học. "Hái rau rừng cực lắm. Những loại rau bà con ưa thích đều phải leo lên cây lấy câu liêm giựt xuống nên ngày nào cũng bị gai đâm. Còn mang rau ra chợ bán thì khi nào gặp dịp lễ hội mới hết sớm, ngày thường ít khách tham quan, bán chậm lắm".

Bạn,
Báo Thanh Niên mô tả rằng khi nhìn đoạn đường họ đến đây để họp chợ với đôi gánh nặng, mồ hôi nhễ nhại mới thấy sức lao động của những người phụ nữ vùng cao bền bĩ, dẻo dai không thua kém gì nam giới. Vậy mà, món hàng bán ra như khoai, sắn có lúc không đến 3 ngàn đồng/kg, còn rau rừng thì chỉ bán được 8 ngàn đồng/kg mà thôi.

(trích nguốn Thơ Sài gòn từ trang web: http://vietbao.com )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Năm 202110:48 SA(Xem: 13200)
Đức Bà là bực Thánh Mẫu kính yêu của hai triệu tín đồ PGHH, là Đấng Tối Cao đã dùng quyền năng thiêng liêng, thể hiện long từ ái chứa chan, bao dung thái độ; làm cho sự thương yêu, hòa hảo luôn luôn rưới mát qua các mạch sống tinh thần của trên hai triệu người dân Đạo ngoan hiền, sáng suốt.
21 Tháng Tư 202112:46 CH(Xem: 104849)
Tới giờ di quan Ban tổ chức cho khiêng bàn Phật đi trước. Kế đó là một số người hộ niệm có mặc áo lễ, rồi các tràng hoa (nếu có). Tiếp theo là vãng lỵ, bàn vong và linh cữu. Tang gia và thân quyến đi khít linh cữu.
25 Tháng Giêng 202111:10 SA(Xem: 15201)
Đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai sáng tại làng Hòa Hảo, quận Tân châu, tỉnh Châu đốc, Việt Nam, từ đó phát triển bành trướng ở miền Tây Nam Việt, nhứt là tại 15 tỉnh miền Tây. Đặc biệt đây là những tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Cửu Long, giáp nước Cao miên, được mệnh danh là vựa lúa của Việt Nam.
23 Tháng Năm 20199:23 CH(Xem: 16820)
Chú Năm họa sĩ Cao Hoàng Sao, nằm êm niệm Phật khoảng 30 phút. Tới 2 giờ 45 phút xuôi tay niệm Phật nhẹ nhàng rồi ra đi. Chú hưởng thọ được 62 tuổi.
12 Tháng Năm 20197:02 SA(Xem: 19621)
Năm nay kỷ niệm lần thứ 93 ngày viên tịch Đức Ông Ba Nguyễn Văn Thới, cũng được tổ chức tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ hoa đèn, ngạt ngào hương hoa phẩm vật quí hiếm, với tất lòng thành dâng lên hiến lễ tri ân bậc “Vĩ Nhân Đạo Đức” đã suốt đời tận tụy gian lao.
28 Tháng Giêng 201910:19 CH(Xem: 20878)
Trên mười năm nay cứ mỗi độ Xuân về Khối Tín Đồ PGHH thành kính nhớ ơn những bậc tiền bối, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Đạo Pháp, cho dân tộc.
19 Tháng Mười Hai 20185:13 SA(Xem: 15575)
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức: Vi khuẩn (bacteria) là những vi sinh vật đơn bào, sinh sản vô tính bằng cách phân chia nhân đôi tế bào. Còn virus là những “hạt” rất nhỏ, có khả năng sinh sản nhưng chỉ tồn tại được ở trong tế bào sống
04 Tháng Sáu 20182:31 CH(Xem: 23264)
Theo thầy Tâm Thành trong ngũ ấm chỉ có sắc ấm là có hình tướng và có giới hạn, còn thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm không có hình tướng và không có giới hạn.
18 Tháng Mười 20179:11 CH(Xem: 11584)
Trên 40 năm nay Phố Ẩm Thực Chay tại Sài Gòn đã hình thành ở khu Xóm Giá, quận 11. Đi tới hẻm số 702 đường Hồng Bàng, phường 1, quận 11, ở hai bên đầu hẻm và trong hẻm số 702 là những hàng quán của Phố Ẩm Thực Chay.
27 Tháng Tám 20176:01 CH(Xem: 46087)
Hiện nay Bửu Sơn Kỳ Hương vẫn còn tồn tại được bốn di tích của Đức Phật Thầy Tây An ở Miền Tây Nam Việt. Đó là: Tây An Cổ Tự ở làng Long Kiến, trại ruộng Thới Sơn ở Nhà Bàn, trại ruộng ở Láng Linh Châu Đốc và chùa Tây An ở núi Sam.
100,000