A
A-DI-ĐÀ
"Nam-Mô A-Di-Đà Phật."
(SGNĐ Cuốn 01-187)
"Nam-Mô vô-ngại đại-bi-tâm đà-la-ni A-Di-Đà Phật"
(SGNĐ Cuốn 05-147)
"Nam-Mô A-Di-Đà Phật"
(SGNĐ Kệ 01-019)
A TỲ
"Bội phu gái chẳng kể chồng,
A Tỳ Hắc Ám còn trông nỗi gì."
(SGNĐ Cuốn 11-226)
ÁC
ÁC ĐỨC
"Còn kẻ ác đức bất nhân,
Có tướng chư Thần phanh nát thịt xương."
(SGNĐ Cuốn 02-085)
"Mấy người ác đức bất nhơn,
Không coi theo thú trao thân tu hành."
(SGNĐ Cuốn 03-049)
"Tu hành như ngọc lưu ly,
Sang giàu ác đức như chì gắn câu."
(SGNĐ Cuốn 04-284)
"Chết mà thân thể chẳng hòa,
Tại mình ác đức chết mà treo thây."
(SGNĐ Cuốn 08-196)
"Tín-nữ ác đức bất nhân,
Ỷ mình lanh lợi bán buôn lãnh phần."
(SGNĐ Cuốn 10-107)
"Thứ nhứt lấy vợ người ta,
Thứ nhì ác đức sanh ra thú cầm."
(SGNĐ Cuốn 11-078)
ÁC LAI ĐẾN HOÀI
"Mắng nhiếc Trời Phật điếc tai,
Hể là làm ác, ác lai đến hoài."
(SGNĐ Cuốn 01-088)
ÁC NHƠN
"Ác nhơn như thể dép giày,
Nói cho nam nữ xét rày mà coi."
(SGNĐ Cuốn 04-289)
"Ác nhơn tánh mạng bất tồn,
Tu hành khác thể như bồn hoa Tiên."
(SGNĐ Cuốn 05-041)
"Tu thì như ngọc báu lành,
Ác nhơn thời lại thác còn tuổi xanh."
(SGNĐ Cuốn 05-084)
"Ác nhơn khác thể chỉ mành,
Cầu Trời khẩn Phật có lành chi đâu."
(SGNĐ Cuốn 06-069)
"Ác nhơn mắc họa mắc tai,
Nói cho hung ác luận bàn cười chê."
(SGNĐ Cuốn 07-037)
"Ác nhơn như túng nước cờ,
Phải suy phải xét tri cơ bớ trần."
(SGNĐ Cuốn 08-227)
"Ác nhơn quỉ sứ dựa kề,
Giam vào Thập Điện khảo tra nhiều bề."
(SGNĐ Cuốn 08-255)
"Ác nhơn như ốc mượn hồn,
Đừng thấy tu niệm ỷ khôn mà cười."
(SGNĐ Cuốn 09-101)
"Ác nhơn tai họa tại gia,
Làm lành nhờ đức Phật mà dựa theo."
(SGNĐ Cuốn 10-075)
"Tu hành thì đặng thiện tâm,
Ác nhơn lại mắc cõi Âm luân hồi."
(SGNĐ Cuốn 11-074)
"Ác nhơn xử án huyết bồn,
Chẳng ngay chẳng thảo đâm xây nấu dầu."
(SGNĐ Cuốn 11-221)
ÁC THÚ
"Những kẻ hung ác chẳng bền,
Hổ lang ác thú bắt rày chẳng tha."
(SGNĐ Cuốn 01-150)
"Làm lành thì mình đặng tồn,
Làm dữ ác thú xác hồn nuốt tiêu."
(SGNĐ Cuốn 01-160)
"Tu niệm thì Phật thấy mừng,
Làm dữ ác thú lẫy lừng phân thây."
(SGNĐ Cuốn 02-114)
"Hổ lang ác thú muôn bầy,
Ác thú vốn của Phật Thầy sai đi."
(SGNĐ Cuốn 02-115)
"Hổ lang ác thú muôn bầy,
Ác thú vốn của Phật Thầy sai đi."
(SGNĐ Cuốn 02-116)
"Ác thú chật khắp lao xao,
Muôn binh vây phủ không đường vô phương."
(SGNĐ Cuốn 03-017)
"Ác thú lục phá tan tành,
Tan hoang quỉ quái chẳng còn lành đâu."
(SGNĐ Cuốn 03-021)
"Bính-Dần Đinh-Mão ủ ê,
Thần binh ác thú đề huề bốn phương."
(SGNĐ Cuốn 03-080)
"Đào-Lư tài phép đủ điều,
Hóa ra ác thú thiệt nhiều rất hung."
(SGNĐ Cuốn 04-234)
"Ất-Sửu ác thú lộ trương,
Ẩn mình rừng rậm chưa ra chán chường."
(SGNĐ Cuốn 05-017)
"Chừng nào ác thú quỉ-Vương,
Hóa lửa nó đốt mới chường ra đi."
(SGNĐ Cuốn 05-019)
"Ác thú lớp giựt lớp giành,
Lớp lôi lớp kéo tan bành loài gian."
(SGNĐ Cuốn 05-085)
"Hổ lang ác thú thời đông,
Tránh đâu cho khỏi khó mong thoát nàn."
(SGNĐ Cuốn 05-097)
ÁCH
ÁCH NƯỚC
"Cơ Trời ách nước có rồi,
Tôi khùng mà nói chuyện đời có không?"
(SGNĐ Cuốn 01-167)
AI
AI AI
"Làm thiện thì thiện huờn lai,
Nói cho bá-tánh ai ai giữ mình."
(SGNĐ Cuốn 01-090)
"Bổn đạo bá-tánh ai ai,
Nghe lời Khùng dạy ngày nay coi đời."
(SGNĐ Cuốn 02-147)
"Khuyên hết lớn nhỏ ai ai,
Giữ theo lời dạy mai đây coi đời."
(SGNĐ Cuốn 06-083)
"Ai ai cũng ở trong Trời,
Phần ai nấy hưởng ngạo đời làm chi."
(SGNĐ Cuốn 07-111)
"Tôi là ông Sãi Bán Khoai,
Bán gạo ông Chưởng ai ai cũng lầm."
(SGNĐ Cuốn 09-048)
"Ai ai cũng số ở Trời,
Tiền căn báo hậu vậy thì bớ dân."
(SGNĐ Cuốn 11-093)
AI BI
"Nói cho già trẻ xét suy,
Người tu nào có ai bi bao giờ."
(SGNĐ Cuốn 08-226)
"Mèo kêu riết tới ai bi,
Tới gà về ổ dân thì bình an."
(SGNĐ Cuốn 10-169)
"Mèo kêu nghe tiếng ai bi,
Quân thần phụ tử xiết chi ưu phiền."
(SGNĐ Cuốn 11-107)
AI DỮ
"Chừng ấy mới thấy quỉ ma,
Ai lành ai dữ ai là Phật Tiên."
(SGNĐ Cuốn 05-140)
AI DƯỠNG
"Ai sanh ai dưỡng chẳng màng?
Chưởi cha mắng mẹ là loài súc sanh."
(SGNĐ Cuốn 01-117)
AI LÀNH
"Chừng ấy mới thấy quỉ ma,
Ai lành ai dữ ai là Phật Tiên."
(SGNĐ Cuốn 05-140)
AI MUỐN THÌ COI
"Tôi nay là Phật hành hài,
Tôi chẳng có nài ai muốn thì coi."
(SGNĐ Cuốn 02-210)
AI SANH
"Ai sanh ai dưỡng chẳng màng?
Chưởi cha mắng mẹ là loài súc sanh."
(SGNĐ Cuốn 01-117)
ÁI
ÁI QUỐC
"Không coi mấy vị Thánh Thần,
Trung quân ái quốc nhơn-dân miễu thờ."
(SGNĐ Cuốn 04-178)
AM
AM VÂN
"Phật xin cho kẻ chúng sanh,
Cứ giữ việc lành hơn lập am vân."
(SGNĐ Cuốn 04-116)
"Am vân thì lại ít vào,
Cho nên mắc phải lao đao nhiều bề."
(SGNĐ Cuốn 07-009)
AN
AN BÀI
"Trước sau nói chẳng an bài,
Sợ dân náo động giấu hoài không cho."
(SGNĐ Cuốn 05-053)
"Đến đâu thiên-hạ an bài,
Hết tai hết họa hết loài tà tinh."
(SGNĐ Cuốn 06-059)
AN GIANG
"Rồi tôi qua đến bên tàu,
Bây giờ trở lại An Giang Nam Thành."
(SGNĐ Cuốn 09-058)
AN HÒA
"Vạn dân gia đạo an hòa,
Hoặc là tử táng cũng là Thổ Quan."
(SGNĐ Cuốn 08-051)
"Có tu Phật độ an hòa,
Lung lăng ma quỉ khảo tra liền liền."
(SGNĐ Cuốn 10-149)
AN KHƯƠNG
"Cầu cho cha mẹ an khương,
Cầu cho Thánh-Chúa Đế Vương trị đời."
(SGNĐ Cuốn 09-197)
"Cầu cho bá-tánh bốn phương,
Vô tai tịnh sự an khương thái bình."
(SGNĐ Cuốn 11-252)
AN-NAM
"Lâm bịnh thiệt rất chẳng hiền,
An-Nam lấy khách ỷ tiền vong thân."
(SGNĐ Cuốn 10-132)
AN NHÀN
"Trao cho bá-tánh vạn dân,
Rán công tu niệm Tây-Phương an nhàn."
(SGNĐ Cuốn 02-166)
"Nam trào Chúa Thánh quân trung,
Muôn năm bình trị muôn dân an nhàn."
(SGNĐ Cuốn 05-118)
AN THÂN
"Chừng nào già trẻ đặng an,
Rủ nhau niệm Phật mới an thân già,"
(SGNĐ Cuốn 01-184)
"Hỏi mình là đạo làm con,
Tu cầu cha mẹ Phật đường an thân."
(SGNĐ Cuốn 01-034)
"Thời Khùng mới đặng an thân,
Xin trong bá-tánh vạn dân chí tình."
(SGNĐ Cuốn 02-157)
"Tích thiện như đặng vàng cân,
Nhược bằng tích ác chẳng an thân mình."
(SGNĐ Cuốn 09-062)
"Tôi đâu mà có an thân,
Bây giờ Phật biểu tôi sang nước Tần."
(SGNĐ Cuốn 09-091)
ÁN
ÁN TIỀN
"Cứ theo mắng Phật chưởi Trời,
Cho nên tôi đến án tiền quỳ tâu.""
(SGNĐ Cuốn 04-064)
"Kêu Ôn rủa Dịch liền liền,
Cho nên tôi đến án tiền quỳ tâu."
(SGNĐ Cuốn 04-086)
ANH
ANH EM
"Khiến cho thiên hạ bất bình,
Anh em lộn lạo sanh linh nào hòa."
(SGNĐ Cuốn 10-154)
ANH HÀO
"Minh-Vương xuất đế ngôi cao,
Lập đời thượng cổ anh hào hiền lương."
(SGNĐ Cuốn 02-078)
ANH-HÙNG
"Ất-Sửu nầy xuất tướng trung,
Bính-Dần nhiều bực anh-hùng ai đương."
(SGNĐ Cuốn 05-014)
ANH LINH
"Cầu cho Phật Tổ chứng minh,
Quan-Âm Bồ tát anh linh vấn vào."
(SGNĐ Kệ 01-014)
"Thiên Thủ Hộ Pháp anh-linh,
Chứng cho đệ tử cầu xin giữa trời."
(SGNĐ Kệ 01-017)
AO
AO SÂU
"Rủi tay đứt xuống ao sâu,
Lụng vào đáy biển biết đâu mà tìm."
(SGNĐ Cuốn 04-285)
AO SEN
"Coi qua cõi Phật cao dày,
Ao sen chín phẩm độ nay phàm trần."
(SGNĐ Kệ 01-006)
ĂN
ĂN CHAY
"Cũng đừng ăn lạt ăn chay,
Cho chi dùng nấy dỡ hay chớ nài."
(SGNĐ Cuốn 03-317)
ĂN CƯỚP
"Ăn trộm ăn cướp sống dai,
Chưởi mắng nó hoài mà thấy chết đâu."
(SGNĐ Cuốn 03-151)
"Tu niệm nhiều kẻ thả trôi,
Ăn trộm ăn cướp sao không thôi dùm."
(SGNĐ Cuốn 03-176)
ĂN HIẾP
"Thấy nghèo ăn hiếp khinh khi,
Cho nên mắc phải chịu rày tai ương."
(SGNĐ Cuốn 04-127)
ĂN LẠT
"Cũng đừng ăn lạt ăn chay,
Cho chi dùng nấy dỡ hay chớ nài."
(SGNĐ Cuốn 03-317)
ĂN LÚA
"Khỉ bầy chạy lạc lăng xăng,
Gà đương ăn lúa túc con om sòm."
(SGNĐ Cuốn 09-212)
ĂN MÀY
"Nữa sau như thể ăn mày,
Đi thì mang cuốc mang cày một bên."
(SGNĐ Cuốn 03-193)
"Phật còn giả kẻ ăn mày,
Ai mà biết đặng lẽ nầy thiệt hơn."
(SGNĐ Cuốn 04-123)
ĂN NẰM
"Huệ Lưu chẳng kể ăn nằm,
Cầu cho cõi thế khuyên răn bền lòng."
(SGNĐ Cuốn 08-275)
"Phố xá đâu cũng điều lầm,
Bạn hàng nhiều đứa ăn nằm chẳng yên."
(SGNĐ Cuốn 10-130)
ĂN NĂN
"Tội kia thấu đến Thiên-Đình,
Sao không tu niệm ăn năn giữ mình?"
(SGNĐ Cuốn 02-180)
"Như không tu niệm ăn năn,
Ắt là phải mắc cầm trong cõi trần."
(SGNĐ Cuốn 03-027)
"Ai mà tu niệm ăn năn,
Thấy kinh rán chép cũng bằng tu non."
(SGNĐ Cuốn 04-263)
"Khuyên trong già trẻ mau mau,
Thành tâm tỉnh lại ăn năn kẻo lầm."
(SGNĐ Cuốn 08-270)
ĂN NGAY
"Niệm Phật phải sửa tánh tình,
Ăn ngay ở thẳng chớ tình phang-ngang."
(SGNĐ Kệ 02-046)
ĂN NÓI
"Cho nó ăn nói nghinh-ngang,
Chẳng kiêng chẳng nể ngửa-ngang chê cười."
(SGNĐ Cuốn 09-123)
ĂN Ở
"Cứ theo ăn ở bạc tình,
Tổ-tông chẳng tưởng cha mình lại vong."
(SGNĐ Cuốn 03-095)
"Mấy người ăn ở nghinh-ngang,
Tới đời thây bỏ lềnh khênh như rều."
(SGNĐ Cuốn 09-065)
"Mấy đứa ăn ở bất nhân,
Thời là lại có lưỡng Thần chép biên."
(SGNĐ Cuốn 09-261)
"Nếu ai ăn ở nghinh-ngang,
Kêu chi có nấy đừng than đừng phiền."
(SGNĐ Cuốn 10-071)