Núi Ba Thê - kinh đô hậu Phù Nam

25 Tháng Sáu 20157:00 SA(Xem: 24795)
Núi Ba Thê - kinh đô hậu Phù Nam
nui Ba Thê
Ngày xưa cảng thị Óc Eo của vương quốc Phù Nam nằm trên cánh đồng Óc Eo bên chân núi Ba Thê, Thoại Sơn (An Giang) - Ảnh tư liệu
Trích tuoitre.com
Bài
ĐỨC VỊNH
Núi Ba Thê lớn nhất, cao nhất trong vùng tứ giác Long Xuyên, xưa từng mang cái tên khá mỹ miều là Hoa Thê sơn, nhưng sau đó lại có cái tên buồn: Vọng Thê.
Ngày xưa cảng thị Óc Eo của vương quốc Phù Nam nằm trên cánh đồng Óc Eo bên chân núi Ba Thê, Thoại Sơn (An Giang) - Ảnh tư liệu
Khu vực Linh Sơn tự bên chân núi từng là kinh đô thời hậu Phù Nam.

Phật hóa... thần Vishnu
Linh Sơn tự nằm bên sườn núi, tĩnh mịch giữa khuôn viên rộng rợp bóng những hàng cây cổ thụ cao vút. Khởi đầu chùa được lập nên để thờ hai bia đá cổ và pho tượng vị thần có bốn tay.
Chánh điện chùa thờ pho tượng sơn màu vàng bóng trong tư thế người ngồi kiết già nhưng hình thể phốp pháp, mắt mở to, nét mặt không giống như bao tượng Phật thường gặp ở các chùa chiền khác. Đặc biệt tượng có bốn tay, tay phải trên cầm xâu chuỗi, tay trái trên bắt ấn, hai tay dưới nắm trái châu và cái chuông nhỏ. Mặt sau phía trên đầu người là hình rắn thần Naga xòe bảy đầu ra tạo thành tán che. Hai bên chân tượng ốp hai tấm bia đá màu đen kích thước gần bằng nhau (dày 22cm, cao 1,8m), một tấm có khắc mấy dòng chữ cổ ngoằn ngoèo. “Đây là tượng thần Vishnu trong Bà La Môn giáo nhưng đã được... Phật hóa”, nhiều người am hiểu về tôn giáo cho biết.
Giữa mùa hè, những đêm miên man trên đỉnh Ba Thê lộng gió, chúng tôi được nghe kể nhiều chuyện ở vùng đất này. Vào đầu thế kỷ trước, phát hiện hai tấm bia đá cổ màu đen ở ven sườn núi, dân làng cất căn lều tranh vách đất cạnh đấy để đưa vào thờ. Lúc đó người ta gọi là chùa Bia Đá, do ông Bảy Ranh, một vị tu hành theo lối đạo Tiên, trông nom.
Ông Bảy thường đi phổ độ, trị bệnh cho dân chúng quanh vùng, rồi được một cô gái người Hoa trẻ đẹp, thường gọi là cô Xẩm, đem lòng yêu thương. Không cầm lòng đặng, Bảy Ranh đành theo người tình cùng đi xây tổ ấm riêng. Sau đó sư Như Chánh đang tu ở một ngôi chùa nhỏ thuộc hệ phái Phật giáo Mật Tông trên đỉnh núi Ba Thê xuống đây quản chùa. Hòa thượng Thích Thiện Trí, hiện đang trụ trì chùa, cũng kể lại câu chuyện tương tự như thế.
Năm 1913 Pháp lập đồn bốt gần chợ Óc Eo, khi xe ủi mở đường làm bày ra tượng đá đen to với hình dạng một vị thần có bốn tay với tư thế đứng ở sâu dưới lòng đất. Dân làng lấy 50m vải mềm quấn chặt quanh tượng, buộc ngoai xỏ đòn tre vào để khiêng, dễ dàng đưa về chùa.
Sau khi đem tượng về, bá tánh quanh vùng đóng góp tiền của xây lại ngôi chùa đàng hoàng, đặt tên là Linh Sơn tự. Sợ tượng bị lấy đi, người dân bàn bạc rồi cho xây bệ thờ cao ôm lấy chân tượng và ốp hai tấm bia đá to kín ở hai bên. Đồng thời, để phù hợp với một ngôi chùa, tượng được sửa đắp thêm hai chân xếp bằng ngang với bệ thờ và sơn phết thêm cho giống tư thế Phật ngồi thiền. “Tượng đắp thêm bằng ximăng trông không được... mỹ thuật, hài hòa cho lắm” - sư Thiện Trí nhìn nhận. Thấy tượng có bốn tay nên dân địa phương gọi là tượng Phật bốn tay, từ đó chùa cũng có tên... chùa Phật Bốn Tay.
Chùa thu hút đông người Kinh, Hoa, Khmer nơi nơi đến lễ bái, đóng góp xây dựng, qua mấy lần trùng tu Linh Sơn tự mới được to đẹp như bây giờ. Phía sau bên hông phải chùa có một cây sao cổ thụ với bốn thân đâm thẳng lên trời, cạnh đó cây xoài và cây vú sữa cũng có hình dáng gần tương tự.

Kinh đô hậu Phù Nam
Sư Thiện Trí nhớ lại mình đến chùa năm 1967, hồi đó xung quanh rừng núi còn âm u lắm, ông cùng các vị sư bỏ công đào tám chỗ mới được một cái giếng có nước ngọt trong lành cho dân làng dùng. Khi đào thường gặp nhiều cổ vật. Hồi những năm 1980 rộ lên chuyện vàng nổi, mỗi ngày có hơn 500 người tới đây đào tìm vàng, quanh chùa vô số hố sâu ngổn ngang, hàng loạt cây xoài cổ thụ bị trốc gốc chết. Công an đến canh giữ vẫn không ngăn xuể.
“Cứ nửa khuya từng nhóm dăm ba người bí mật bò lên chùa lén đào trộm vác đi vài bao đất đem đến nơi khác đãi. Đất đào trộm đổ lấp đầy luôn hai ao dưới chân núi. Chỉ vài bao đất mà đãi cũng được vàng, có những thứ như đồ của vua chúa ngày xưa” - vị sư này nói.
Khi cơn sốt vàng lắng xuống thì vô số gạch cổ, di vật Phù Nam bày ra dưới hố và đầy mặt đất. Các hòa thượng bèn cho chỉnh trang lại khuôn viên chùa tạo thành từng cấp cao thấp khác nhau, sau đó nhặt từng viên gạch đem đắp kín các bề mặt. “Ròng rã suốt 16 năm trời mới đắp đầy quanh các vòng thành, tầng cấp, ước gần cả triệu viên gạch cổ. Nhờ vậy chùa mới có vẻ đẹp cổ kính như ngày nay. Loại gạch này để ngoài trời càng cứng chắc” - những hộ sống gần chùa kể.
Các đợt khai quật những năm sau đó tại một điểm phía nam chùa, ngoài các vật kiến trúc còn phát hiện nhiều tượng thần Vishnu, đầu tượng Harihara, bệ thờ linga - yoni cùng các di vật khác. Trong khuôn viên chùa và lân cận có quần thể gồm nhiều phế tích kiến trúc lớn được xây bằng gạch - đá, với nhiều đoạn tường cao, nhiều hàng gạch xây, mặt nền móng, đường cống thoát nước... Điều đó cho thấy khu vực Linh Sơn tự là một phức thể di tích kiến trúc cổ trải rộng.
Theo TS Đào Linh Côn, ông George Coedès, giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp), cho rằng vua Nrpadidya là hậu duệ của dòng tộc Phù Nam có niên đại trị vì khá trùng hợp với niên đại của quần thể di tích ở Linh Sơn tự. Từ đó có thể suy đoán chân núi Ba Thê từng là chốn cung đình của các vị vua cuối thời Phù Nam đến thời hậu Phù Nam.
Mặt khác, trong thư tịch cổ Trung Hoa cũng có ghi kinh đô cuối cùng của Phù Nam có tên Na Phất Na (tức Naravaranagara), có thể là bên núi Ba Thê. Vào thế kỷ VI-VII, khi cảng thị Óc Eo mất đi vai trò thì Ba Thê tiếp nối và phát triển truyền thống tạo lập nên nền văn hóa Óc Eo - hậu Phù Nam cùng với việc thiết lập kinh đô mới tại đây, trong khu vực phía nam chùa Linh Sơn hiện nay. TS Lê Xuân Diệm cũng nhận định khu vực núi Ba Thê với phạm vi rộng lớn tập trung nhiều di tích thờ cúng, lăng mộ thì thật sự là một trung tâm lớn. Chắc hẳn đấy là một trung tâm quyền lực.
 
Phat bon tay
Tấm bia cổ có chạm khắc chữ và tượng Phật bốn tay thờ ở chánh điện Linh Sơn tự trên sườn núi Ba Thê - Ảnh: Đức Vịnh

Theo các nhà khảo cổ, bia được chạm khắc chữ sankrit cổ trên mặt, một bia bị bào mòn, bia kia chữ vẫn còn rõ nét, nội dung ghi lại câu chuyện liên quan đến một vị vua Phù Nam xưa. Còn pho tượng vốn là tượng thần Vishnu trong Bà La Môn giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ, giống như tượng Bà Chúa Xứ ở núi Sam Châu Đốc.
Cả hai cổ vật này thuộc nền văn hóa Óc Eo, niên đại khoảng thế kỷ II-VI. Vì thế, năm 1988 Bộ Văn hóa công nhận đó là di tích lịch sử văn hóa, đến năm 2009 Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận danh hiệu “Tượng và bia lâu năm nhất, lớn nhất VN”.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tám 20159:08 SA(Xem: 27209)
Niệm Phật là một pháp môn, còn gọi là Pháp Môn Tịnh Độ (là tâm thành chí nguyện, nhờ oai thần và tha lực của Phật A Di Đà mà được vãng sanh về Tây phương Cực Lạc).
17 Tháng Bảy 20156:16 SA(Xem: 27241)
Kim Định: Tôi vừa đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa nông nghiệp.
12 Tháng Bảy 201511:09 CH(Xem: 24363)
Mừng ngày chánh pháp được khai thông, Rãi khắp ban truyền thỏa ước mong. Chỉ dẫn chúng sanh về cõi giác, Gọi kêu bá tánh vẹn non sông.
12 Tháng Bảy 201510:19 CH(Xem: 25136)
Dạt dào như nước chảy xuôi dòng, Phật xuống thế gian niềm ước mong. Truyền đạt cho đời điều quý trọng, Tám Điều Răn Cấm rán hành xong.
09 Tháng Bảy 20159:03 SA(Xem: 28208)
Hằng năm vào ngày 18 tháng 5, người tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở bất cứ nơi đâu, trong hay ngoài nước, ở tầng lớp xã hội nào cũng đều trân trọng, vui mừng tưởng nhớ Đại Lễ khai sáng nền đạo Phật Giáo Hoà Hảo, một nền đạo Dân tộc quy nguyên Phật pháp
07 Tháng Bảy 20151:25 CH(Xem: 27460)
Đạo giúp cho người được sạch trong, Đạo đời khắng khít mãi bên lòng. Đạo khuyên bá tánh an nhàn sống, Đạo nhẫn hành trì mọi việc xong.
06 Tháng Bảy 20155:58 SA(Xem: 25432)
Chánh pháp Đức Thầy dạy những gì, Trong tâm Phật tử mãi còn ghi. Lời Khuyên Bổn Đạo là tôn chỉ, Sấm Giảng lời vàng cố thực thi.
06 Tháng Bảy 20155:23 SA(Xem: 35959)
Từ những ngày đầu ở miền Nam, 1954, khi còn trong tuổi thiếu niên, người viết bài này đã nghe nói đến nhân vật Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo (Viên Linh)
27 Tháng Sáu 201510:42 CH(Xem: 26302)
Tinh thần “vì dân, vì nước” đã được Phật Thầy Tây An cô đọng trong đường hướng giáo lý cốt lõi của đạo là “Tứ đại trọng ân”, bao gồm ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại. Trong tứ ân, chúng ta có thể thấy nổi lên tinh thần vì tổ quốc và dân tộc rõ nét.
25 Tháng Sáu 20159:28 SA(Xem: 25072)
Kỷ vật : Sấm KINH nhớ để lòng Niệm rành Hoà Hảo là chơn công...
100,000