“Cửa Trường Sanh Bất Diệt” nay chúng ta đã gặp nẽo, như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết. Tuy nhiên, làm thế nào để mở được cửa ấy, để đi đến sự giải thoát, là điều mà mỗi chúng ta phải “tự thắp đuốc mà đi” như Đức Thế Tôn khuyên bảo. Trong bài nầy, mong giới thiệu những giáo lý của Đức Phật Thầy Tây An trong “Mười Điều Khuyến Tu”, là “Con đường tắt”, với những phương tiện, giúp chúng ta thắp lên ngọn đuốc của bản thân để đi trên con đường giải thoát.
Nói là “Con đường tắt” vì chỉ vỏn vẹn 80 câu thi phú nhưng Đức Phật Thầy Tây An đã cô động, sắc kẹo những điều về: Tín-Nguyện, Hành, về giới luật, về chữ Nhẫn, về sự nguyện cầu-cúng lạy-trao dồi kinh sách, cùng những điều có thể đạt được trong việc tu học…, giúp chúng ta tin tấn trong việc hành trì. Nếu thông được lý, hành đúng và nhận rõ được thể tánh của chính mình, ấy là sự “đốn ngộ đốn tu.”
Nếu nghiệm kĩ từng điều, chúng ta sẽ nhận rõ từng lời khuyên dạy là những phương thức hành trì cùng những kết quả sẽ đạt được trong việc tu học. Như điều thứ nhất, Ngài khuyên về sự trung kiên, giữ vững đức tin trong việc hành theo những giáo lý của các Ngài, dù phải trãi qua những thử thách hay trăm điều nặng nhẹ… để vững bước trên con đường mà chúng ta đã chọn. Ngài chỉ dạy, trong điều thứ hai, là chúng ta phải cam chịu thiệt thòi, tập tánh khoan dung tha thứ, phải thật lòng, dìu dắt nhau, để cùng đạt những phẩm vị trong việc tu tập. Về Chánh Nghiệp, việc sinh nhai, Ngài khuyên trong điều thứ ba, là chúng ta nên chịu cơ cực và đổi lấy bằng công sức của bản thân, không gạt lường hay làm điều tàn ác… để có được sự thảnh thơi trong cuộc sống.
Việc giữ giới luật, tránh sát sanh và tập tánh từ bi… Ngài khuyên trong điều thứ tư, là những căn bản mà chúng ta nên giữ trên bước đường hành đạo, nhằm giữ trọn pháp môn qui luật. Điều thứ năm, Ngài dạy hành chữ Nhẫn, tránh sân-si, nhơn, ngã… để không gặp điều lao khổ và để được gần Niết Bàn. Ngài khuyên chúng ta luôn trao dồi, học hỏi giáo lý, nguyện cầu, cúng lạy, … trong điều thứ sáu, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, lúc khổ cực hay lúc thanh nhàn, để tự nhắc nhở việc hành trì của bản thân. Việc tạo dựng ruộng, vườn phước đức, trao dồi tấm lòng thanh cao, qua việc an ủi, giúp đỡ người già yếu, người gặp hoạn nạn khó khăn…, được Ngài khuyên bảo trong điều thứ bảy.
Điều thứ tám, Ngài khuyên chúng ta quyết chí tu hành, dù gặp những khổ lao, dù núi cao rừng thẳm, dù muôn dặm xa trông hay dù phải hy sinh… để tìm đến sự giải thoát. Trong điều thứ chín, Ngài chỉ dạy về việc trao dồi “Nhẫn năng xử thế” để có được sự hòa thuận đối với mọi người xung quanh, để rèn luyện bản thân trở thành người hiền lành đức độ. Và sau cùng, Ngài chỉ dạy việc đền đáp ân Tổ Tiên Ông Bà, ân Đồng Bào Nhân Loại, ân Tam Bảo để làm tròn nhân đạo, và như Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết “Tứ ân đã trả chẳng còn tội căn.”
Với những điều qua, đã giới thiệu về “Con đường tắt” cùng những phương thức tu tập và kết quả đạt được trong việc tu học, mà Đức Phật Thầy Tây An đã khai mở, để giúp chúng ta thuận tiện trong việc tu học, mở được “cửa trường-sanh bất diệt” để đi trên con đường giải thoát. Mong chúng ta hãy lắng tâm đọc qua, “Mười Điều Khuyến Tu”, để nhận rõ những điều giáo hóa của Ngài, để vững đức tin trên con đường mà chúng ta đã chọn. Cầu xin Ơn Trên cùng Thầy Tổ gia hộ cho chúng sanh đồng gặp nẽo để cùng đi đến sự giải thoát.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mười Điều Khuyến Tu
(Đức Phật Thầy Tây An)
(Tác giả sẽ tham khảo lại)
Điều thứ nhất: Thầy khuyên nên
nhớ,
Lòng trung kiên muôn thưở còn nêu.
Dù ai nặng nhẹ trăm điều,
Quyết không bỏ lý cao siêu của Thầy.
Nhiều thử thách đang vây con đó,
Nếu ngã lòng công khó tiêu tan.
Việc chi còn ở trần gian,
Là điều huyễn hoặc chớ mang trong
lòng.
Điều thứ hai: Thầy trông đệ tử,
Tình bạn bè phải giữ thủy chung.
Luôn luôn tha thứ khoan dung,
Nhủ khuyên nhỏ nhẹ chớ dùng lời thô.
Dìu dẫn nhau điểm tô công quả,
Phải thật lòng với cả chung quanh.
Thiệt thòi cam chịu đã đành,
Vô vi phẩm vị Thầy dành cho con.
Điều thứ ba: vẹn toàn hạnh
đức,
Tuy bán buôn cơ cực tảo tần.
Đổi công nuôi lấy tấm thân,
Đừng ham mến chuyện phi nhân gạt lường.
Dầu tiền bạc đầy rương tràn tủ,
Cuộc trần này biết đủ con ơi.
Ác gian cũng hưởng một đời,
Thà nghèo trong sạch thảnh thơi linh
hồn.
Điều thứ tư: Pháp môn qui
luật,
Lục thập chay gắng sức trau dồi.
Thịt thà xương máu tanh hôi,
Cỏ cây rau cải cũng rồi bữa ăn.
Đức từ bi thường hằng thể hiện,
Không sát sanh lòng thiện ta còn.
Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon,
Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng.
Điều thứ năm: quyết không hờn
giận,
Ghét ganh chi cho bận lòng mình.
Con xem vạn điển thiên kinh,
Hiền nhơn quân tử rộng tình vô câu.
Muôn việc xảy bắt đầu sân nộ,
Là nguyên nhân thống khổ ly tan.
Chơn truyền chánh pháp đạo vàng,
Tập xong chữ Nhẫn Niết bàn không xa.
Điều thứ sáu: Thiết tha Thầy
dặn,
Ngày hai thời lẳng lặng công phu.
Việc chi dầu quá cần cù,
Cũng nhơn vài khắc tập tu nguyện cầu.
Khi rảnh việc đồng sâu chợ búa,
Đem sấm kinh tự của Thầy ban.
Học cho thông thuộc đôi hàng,
Ngâm nga trong lúc thanh nhàn bâng khuâng.
Điều thứ bảy: Quyết tăng công quả,
An ủi người già cả ốm đau.
Tùy duyên có thể giúp vào,
Lâm cơn hoạn nạn khi nào cần con.
Phước đức ấy vẫn còn muôn thưở,