TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ VUA THẦN NÔNG ĐỜI THƯỢNG CỔ

28 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 28206)
TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ VUA THẦN NÔNG ĐỜI THƯỢNG CỔ

than_nong_2-content



Chân dung của Thần Nông

 (theo Wikipedia)


Thần Nông một vị vua thượng cổ có ảnh hưởng nền văn minh lúa nước, vị tổ sơ khai của nền y học đông phương.

Thần Nông (神 農 – Vị Thần Nghề Nông), còn được gọi là Viêm Đế (炎 帝 – Vua Nhiệt Đới) hay Ngũ Cốc Tiên Đế (五 穀 先 帝 – Vua Đầu Tiên Trồng Ngũ Cốc) [1] hay Ngũ Cốc Thần (五 穀 神 – Vị Thần Ngũ Cốc) [3].

“Thần Nông, còn gọi là Ngũ Cốc Tiên Đế, xưa là vị Vua huyền thoại của nhà nông, là ông tổ nghề trồng lúa nước, người đã sáng chế ra các loại nông cụ cày cấy và dạy cho dân vùng đồng bằng biết cách trồng trọt mà sinh sống.” [4]

Theo truyền thuyết, Ngài sống cách đây khoảng 5.000 năm, thời kỳ sơ khai tối cổ, loài người sống thưa thớt, sống theo từng nhóm chưa có văn minh- thời kỳ ăn lông ở lổ. Người ta nói Ngài họ Khương, mẹ Ngài đã viếng thăm vùng Hữu Oa và sinh Ngài ra sau khi nhận linh hồn của một con rồng. Ngài có tướng mạo rất kì dị, mình là người và đầu của một con bò, thân thể gầy gò. Đặc biệt, thân thể Ngài ngoài bốn tay chân và đầu ra thì còn lại đều trong suốt, và thấy được nội tạng rõ ràng. Trong Xuân Thu Nguyên mệnh bao ghi về sự đặc biệt của Ngài: Thần Nông sinh tam thần nhi năng ngôn, ngũ nhật nhi năng hành, thất triêu nhi xỉ cụ, tam tuế nhi tri giá sắc bàn hí chi sự.” (Thần Nông sinh ra được 3 ngày thì biết nói, 5 ngày thì biết đi, 7 ngày răng mọc đủ, 3 tuổi biết được những việc mùa màng vui chơi)” [5]

Thời kỳ Ngài thì con người sống rất bình đẳng xã hội công bằng, đàn ông làm ruộng đàn bà dệt vải, không có nhà tù không có quân đội,… mọi người chung sống và thương yêu nhau, là một xã hội đại đồng, là một xã hội mà người xưa mong ước.

Trước thời Ngài, con người dựa vào cây cỏ và cầm thú hoang dã để nuôi sống. Đến thời Ngài dân số phát triển đông đút hơn, cầm thú không đủ. Ngài mới nghĩ, con người cần phải có cái để thay thế và tìm ra ngũ cốc. Ngài làm ra nông cụ, chặt gốc làm cái cuốc, đẽo gỗ làm cái cày, dạy dân cày cuốc và trồng năm loại hạt (ngũ cốc), đó là: lúa, kê, vừng, lúa mì, và các loại đậu. Người ta nói Ngài dạy dân làm lễ “Lễ Thượng Điền” (Còn gọi là Lễ Tịch Điền, tổ chức sau khi thu hoạch mùa màng) và “Lễ Hạ Điền” (Tổ chức khi sắp gieo trồng). Hai lễ là rất quan trọng trong các triều đại nhà nước Phong Kiến, và tổ chức rất long trọng hàng năm. Ngày nay, dân gian ở một số địa phương các nước vẫn còn duy trì.

Thời bấy giờ, con người còn ăn thịt sống, ăn cây cỏ và trái hoang dã, uống nước sông suối, … nên thường bị trúng độc và bệnh tật phát sinh. Ngài thấy dân chúng bị bệnh hay độc hành hạ mà không có cách trị, rất đau lòng. Từ ý tưởng dùng ngũ cốc nuôi sống con người, Ngài nảy sinh ra ý dùng cây cỏ để chữa bệnh con người. Và Ngài dùng thân mình nếm hàng trăm loại cây cỏ để tìm dược tính. Do Ngài có cơ địa đặc biệt, nên khi nếm sẽ thấy được dược tính sẽ tác dụng đến bộ phận nào trên cơ thể. Ngày nay, y học Đông Phương còn lưu truyền quyển “Thần Nông bản thảo kinh”, người ta cho rằng là của Ngài.

Dưới đây, Sách Hoài Nam Tử - Tu vụ huấn ghi về công đức của Ngài:

 “Cổ giả, dân nhứ thảo ẩm thủy, thái thọ mộc chi thực, thực doanh bàng chi nhục, thời đa tật bệnh độc thương chi hại. Ư thị Thần Nông thị nãi thuỷ giáo dân chủng ngũ cốc, tương thổ địa chi nghi, táo thấp phì nghiêu cao hạ, thường bách thảo chi tư vị, thuỷ tuyền chi cam khổ, linh dân tri sở tịch tựu. Đương thử chi thời, nhất nhật nhi ngộ thất thập độc. (Thời kỳ viễn cổ, nhân dân ăn cỏ uống nước, hái quả trên cây, ăn thịt sống, thường bị chất độc và bệnh tật thương tổn. Vì vậy họ Thần Nông bắt đầu dạy dân gieo trồng ngũ cốc, xem xét đất đai khô ráo hay ẩm thấp, màu mở hay gầy xấu, cao thấp trên dưới, để quyết định trồng nông sản gì; đích thân ông niếm mùi vị hàng trăm loại cây cỏ, nếm vị ngọt hay đắng của nước suối, giúp dân biết cái gì nên tránh (không ăn), cái gì có thể dùng được. Lúc này, mỗi ngày họ Thần Nông phải nếm bảy mươi loại cỏ độc.)” [6]

Trong Sấm Giảng Thi Văn, Đức Thầy ca ngợi công đức của người thượng cổ, trong đó có công đức của Ngài về việc lấy thân mình thử thuốc cứu dân chúng. (Ngũ là chữ Ngũ của Ngũ Cốc Thần hay Ngũ Cốc Tiên Đế; Viên là chữ Viên trong Hiên Viên Huỳnh Đế (họ Công Tôn (sau chuyển đến sống ở ven sông Cơ Thủy, từ đó mới lấy tên sông làm họ, “Cơ”), tên là Hiên Viên); Kỳ là chữ Kỳ trong “Kỳ Bá”, bề tôi của Huỳnh Đế, cùng Huỳnh Đế là ra sách y học đông phương là Hoàng (huỳnh) Đế nội kinh.)

“Đời xưa có Ngũ-Viên-Kỳ,

 Đem tài học thuốc hiến thì cho dân.

 Người xưa còn chẳng cần thân,

 Miễn cho trong nước chúng dân được nhờ. ”

(SÁM GIẢNG Câu 315-318)

Và trong « XUÂN-HẠ TÁC CUỒNG-THƠ » , câu 49-50, ghi:

“Ta điên thuở Tam-Hoàng Thượng-cổ,

 Khùng thế thời khùng lộ ngoài da.”

Có phải chăng ? Cái chữ “Điên” và “Khùng” trong đoạn này của Đức Thầy là cái “Điên”, “Khùng” của Tam Hoàng thời thượng cổ là lòng luôn lo cho dân chúng không màng đến bản thân, không như cái “Khôn” của con người đời nay là chỉ nghĩ đến bản thân mình, cá nhân mình, của nhóm mình.

Ngài cũng được xem là thủy tổ của người Việt Nam, Truyện Hồng Bàng Thị sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi: “Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới đem về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Đế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc Tục cố nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặc quốc-hiệu là Xích Quỷ.

 Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân; Lạc Long Quân thay cha để trị nước, còn Kinh Dương Vương không biết đi đâu.” [7]

Thời kỳ Phong Kiến ở phương Đông chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, các triều đại đều lập đàn tế Ngài. Ngài là một trong hai vị thần quan trọng đến vận mệnh của triều đại. “Thuở xưa dựng nước tất quí trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền Xã để tến thần Hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền Tắc, để tế Thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. [2]

Việt Nam ngày xưa, từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc: “Đàn Xã Tắc thờ thần Đất và thần Nông (Xã là đất và Tắc là Ngũ Cốc, Thần Ngũ Cốc cũng có nghĩa là Thần Nông). “ Trong các nghi lễ do triều đình chủ trì ngày xưa, cúng đàn Xã Tắc và cúng đàn Nam Giao có ý nghĩa thiêng liêng bậc nhất, trong đó đàn Xã Tắc là biểu tượng của đất nước, quốc gia, dân tộc.” [3]. Việc tế lễ diễn ra hàng năm hai kỳ rất trọng thị.

Dù ở Việt Nam ngày nay chế độ Phong Kiến không còn, nhưng việc tế lễ Ngài vẫn duy trì. Tuy nhiên, việc tế lễ có nhiều biến đổi so với ngày xưa. Sau đây là đoạn ghi nhận của tác giả Đoàn Nô việc tế lễ ở Tây Nam Bộ trong bài LỄ TẾ THẦN NÔNG Ở TÂY NAM BỘ :

“Theo đó thì Lễ Hạ Điền thường tiến hành vào các tháng 3-4-5 âm lịch, Lễ Thượng Điền thường diễn ra tháng 11 – 12 âm lịch. Xưa lúc dân ta còn làm lúa mùa (1 vụ) thì Lễ Hạ Điền thường cử hành trọng thể 3 ngày 3 đêm, có mướn gánh hát bội (bộ) diễn tuồng. Sau nầy, khi xuất hiện lúa Thần Nông- ngắn ngày (năm 1967 Thốt Nốt và Phú Tân (Hòa Hảo) là hai địa phương thử nghiệm thành công đầu tiên giống lúa ngắn ngày, cao sản), dần dần những năm sau cả hai lễ Thượng, Hạ (Điền) đều tổ chức trọng thể như nhau…” [8]

“Vật cúng Thần Nông thường là con heo sống, hoặc thủ vỉ chưa nấu chín. Cũng có nơi xẻ thịt heo nấu chín dọn ra thành mâm. Đặc biệt khu vực tỉnh An Giang phần đông các món ăn cúng tế Thần Nông được nấu chín đem nguyên nồi, chảo, bày ra trước sân đàn Xã Tắc khi tế lễ xong mới được đem vô nhà dọn ra mâm bàn đãi khách. Cũng có đình tế Thần Nông cúng chay (do ảnh hưởng tín ngưỡng Phật giáo Hòa Hảo).”[9]

PHÙ VÂN


Tham khảo:

[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

[2] Hán Việt Từ Điển – Đào Duy Anh – NXB Minh Tâm – Năm 1950

[3] “Đàn Xã Tắc thờ thần Đất và thần Nông (Xã là đất và Tắc là Ngũ Cốc, Thần Ngũ Cốc cũng có nghĩa là Thần Nông). “ Trong các nghi lễ do triều đình chủ trì ngày xưa, cúng đàn Xã Tắc và cúng đàn Nam Giao có ý nghĩa thiêng liêng bậc nhất, trong đó đàn Xã Tắc là biểu tượng của đất nước, quốc gia, dân tộc. ” Trong bài trả lời phỏng vấn “Dừng cầu vượt Đàn Xã Tắc,tìm phương án khác”, GS Phan Huy Lê - http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201304/GS-Phan-Huy-LeXay-cau-vuot-dan-Xa-Tac-la-pham-luat-2345494/

[4] 23 nhà nông được tuyên dương - Tuyết Anh -http://www.bentre.gov.vn/content/view/8257/200/

[5] Phục Hy và Thần Nông tượng trưng của sự hình thành văn hóa Hoa Hạ -Huỳnh Chương Hưng - http://www.huynhchuonghung.com/2013/05/dich-thuat-phuc-hi-va-than-nong-ac.html.

[6] Hoài Nam Tử - Tu vụ huấn- Nguyễn Tôn Nhan dịch – NXB Khoa Học Xã Hội– năm 2008

[7] Lĩnh Nam Chích Quái-Trần Thế Pháp, Lê Hữu Mục dịch - NXB Khai Trí - Năm 1961

[8] LỄ TẾ THẦN NÔNG Ở TÂY NAM BỘ - Đoàn Nô - http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=302&id=132704

[9] LỄ TẾ THẦN NÔNG Ở TÂY NAM BỘ - Đoàn Nô - http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=302&id=132704



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 22135)
Phương Kiều: Khu du lịch núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) rộng 8,4 héc ta, có nhiều cảnh quan kỳ thú hấp dẫn du khách. Hàng năm, nơi đây đón tiếp gần một triệu lượt du khách. Đến chơi núi Cấm, du khách có dịp nghỉ đêm trên núi mới cảm nhận được nét đẹp ẩn tàng vùng núi giữa đồng bằng Nam bộ này.
14 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 19513)
Nguyễn Huỳnh Mai. Tôi đã trải qua mấy chục mùa Đông, nhưng không có mùa Đông nào tuyệt dịu bằng mùa Đông ở làng Hòa Hảo lúc tôi còn bé. Những buổi sáng ở Hưng Nhơn, khi bên ngoài trời còn tối, tôi chợt thức sớm, tung mềm, chạy nhanh về hướng nhà bếp,
07 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 17856)
Trên địa bàn tỉnh An Giang, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, ở khu vực Vồ Đầu trên Nuí Cấm, có một ngôi chợ rất đặc biệt, Ngôi chợ này toàn người Khmer tập trung nhóm chợ buôn bán vào buổi sáng.
12 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 24672)
Đây nguyên là tư thất của Đức Ông Cả Từ Huỳnh Công Bộ, thân sinh Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, vị Hương Cả lương từ đức độ có nhiều uy tín với nhân dân trong vùng.
05 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 15736)
Chúng tôi xin giới thiệu một vài hình ảnh sinh hoạt tu học của các em tại An Giang
100,000