Đã có những nghi vấn về nguồn gốc của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO, về những giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy…, có lẽ vì chưa đủ nhân duyên, nên chưa nhận rõ về nguồn gốc của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO, cùng những đức hạnh của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tuy Ngài đã cho biết rõ: Ngài ra đời nhằm giác ngộ trần gian và để qui nguyên-chấn hưng nền đại đạo của Đức Phật Thích Ca, qua những câu sau:
Phần
Sĩ-Tăng tay trống miệng kèn,
Giác thiện-tín chấn-hưng nền Phật-giáo.
Khuyến-khích dân tầm đạo Thích-Ca,
Tự giác, giác tha ta phải nói.
Đạo
vô-vi của Phật ân-cần,
Nối theo chí Thích-Ca ngày trước.
Và Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khẳng định, Ngài: “…là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca…” với những gì Ngài hấp thụ từ giáo lý của Đức Phật, Ngài áp dụng triệt để nhằm tạo dựng một xã hội công bằng - nhơn đạo cho đồng bào và nhân loại, như Ngài cho biết: “đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca… Tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh (của đức Phật Thích Ca) chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm, mà còn phải được thực hiện trên trường chánh trị… Ngày nay, trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với sự tiến bộ về khoa học, thì là có thể thực hành giáo lý ấy để thực hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại.”
Trên tất cả, Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết, Ngài vì thừa vâng những sắc lệnh từ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Ngọc Hoàng và Đức Minh Vương để truyền khai Đạo Pháp, giáo hóa chúng sanh:
- Ngài thừa lệnh của Đức Phật A Di Đà
Muốn
tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di-Đà truyền mở Đạo lành.
Bởi vì Ngài thương xót chúng-sanh,
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.
- Ngài thừa lệnh của Đức Thích Ca
Ta thừa vưng sắc lịnh
Thế-Tôn,
Khắp hạ-giái truyền khai đạo-pháp.
- Ngài thừa lệnh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
Lịnh
Quan-Âm dạy biểu Khùng troàn,
Cho bổn-đạo rõ nguồn chơn-lý.
- Ngài thừa lệnh của Đức Ngọc Hoàng
Được lịnh
Thiên-Hoàng nấy sai ta,
Hạ-giái dạy khuyên truyền đạo-lý.
- Và ngài thừa lệnh của Đức Minh Vương
Điên nầy vưng lịnh
Minh-Vương,
Với lịnh Phật đường đi xuống giảng
dân.
Qua những điều trên đã nói rõ về nguồn gốc của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO, về những nhân duyên, cùng những sắc lệnh mà Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ lãnh để giáo hóa chúng sanh. Đức Huỳnh Giáo Chủ là ai? Ngài đã hoằng dương chánh pháp qua những giai đoạn, những phương tiện nào? Dựa trên những điều trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý PHẬT GIÁO HÒA HẢO, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cho biết về thân thế cùng những công cuộc giáo hóa của Ngài qua việc: mượn xác, chuyển kiếp, hóa thân… để dìu dắt chúng sanh, qua những câu sau:
Lòng yêu sanh-chúng luân chuyển kiếp,
Dạ ái dương-trần đổi sắc thân.
Thương
trần-thế kể sao cho xiết,
Mượn xác trần bút tả ít hàng.
Kỷ-Mão hạ san mượn
xác trần,
Cảm tình đồng loại lão khuyên dân.
Khùng thời quê ngụ núi Sam.
Lời của người di-tịch Núi-Sam.
Ta là kẻ vô hình
hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích-Ca.
Đã có những nghi vấn về nguồn gốc của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO, về những giáo lý của Đức Huỳnh Giáo Chủ chỉ dạy…, có lẽ vì chưa đủ nhân duyên, nên chưa nhận rõ về nguồn gốc của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO, cùng những đức hạnh của Đức Huỳnh Giáo Chủ, tuy Ngài đã cho biết rõ: Ngài ra đời nhằm giác ngộ trần gian và để qui nguyên-chấn hưng nền đại đạo của Đức Phật Thích Ca, qua những câu sau:
Phần
Sĩ-Tăng tay trống miệng kèn,
Giác thiện-tín chấn-hưng nền Phật-giáo.
Khuyến-khích dân tầm đạo Thích-Ca,
Tự giác, giác tha ta phải nói.
Đạo
vô-vi của Phật ân-cần,
Nối theo chí Thích-Ca ngày trước.
Và Đức Huỳnh Giáo Chủ đã khẳng định, Ngài: “…là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca…” với những gì Ngài hấp thụ từ giáo lý của Đức Phật, Ngài áp dụng triệt để nhằm tạo dựng một xã hội công bằng - nhơn đạo cho đồng bào và nhân loại, như Ngài cho biết: “đối với toàn thể tín đồ Phật Giáo, tôi vẫn không quên rằng tôi là một đệ tử trung thành của đức Phật Thích Ca… Tôi tin chắc rằng giáo lý giải thoát chúng sanh (của đức Phật Thích Ca) chẳng những được truyền bá ở Thiền Lâm, mà còn phải được thực hiện trên trường chánh trị… Ngày nay, trình độ tiến hóa của nhơn loại đã tới một mức khả quan, đồng thời với sự tiến bộ về khoa học, thì là có thể thực hành giáo lý ấy để thực hiện một xã hội công bằng và nhơn đạo. Thế nên với tâm hồn bác ái, từ bi mà tôi đã hấp thụ, tôi sẽ điều hòa với phương pháp tổ chức xã hội mới, để phụng sự một cách thiết thực đồng bào và nhơn loại.”
Trên tất cả, Đức Huỳnh Giáo Chủ cho biết, Ngài vì thừa vâng những sắc lệnh từ Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Ngọc Hoàng và Đức Minh Vương để truyền khai Đạo Pháp, giáo hóa chúng sanh:
- Ngài thừa lệnh của Đức Phật A Di Đà
Muốn
tu tỉnh nay đà gặp cuộc,
Đức Di-Đà truyền mở Đạo lành.
Bởi vì Ngài thương xót chúng-sanh,
Ra sắc lịnh bảo Ta truyền dạy.
- Ngài thừa lệnh của Đức Thích Ca
Ta thừa vưng sắc lịnh
Thế-Tôn,
Khắp hạ-giái truyền khai đạo-pháp.
- Ngài thừa lệnh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
Lịnh
Quan-Âm dạy biểu Khùng troàn,
Cho bổn-đạo rõ nguồn chơn-lý.
- Ngài thừa lệnh của Đức Ngọc Hoàng
Được lịnh
Thiên-Hoàng nấy sai ta,
Hạ-giái dạy khuyên truyền đạo-lý.
- Và ngài thừa lệnh của Đức Minh Vương
Điên nầy vưng lịnh
Minh-Vương,
Với lịnh Phật đường đi xuống giảng
dân.
Qua những điều trên đã nói rõ về nguồn gốc của Đạo PHẬT GIÁO HÒA HẢO, về những nhân duyên, cùng những sắc lệnh mà Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ lãnh để giáo hóa chúng sanh. Đức Huỳnh Giáo Chủ là ai? Ngài đã hoằng dương chánh pháp qua những giai đoạn, những phương tiện nào? Dựa trên những điều trong Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý PHẬT GIÁO HÒA HẢO, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã cho biết về thân thế cùng những công cuộc giáo hóa của Ngài qua việc: mượn xác, chuyển kiếp, hóa thân… để dìu dắt chúng sanh, qua những câu sau:
Lòng yêu sanh-chúng luân chuyển kiếp,
Dạ ái dương-trần đổi sắc thân.
Thương
trần-thế kể sao cho xiết,
Mượn xác trần bút tả ít hàng.
Kỷ-Mão hạ san mượn
xác trần,
Cảm tình đồng loại lão khuyên dân.
Khùng thời quê ngụ núi Sam.
Lời của người di-tịch Núi-Sam.
Ta là kẻ vô hình
hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích-Ca.